Mẫu tờ khai đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam mới nhất

28/07/2021
tờ khai đăng ký giữ lại quốc tịch
406
Views

Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa một cá nhân với một quốc gia có chủ quyền. Ai sinh ra cũng đều có quyền mang một quốc tịch; điều đó ngắn liền quyền và nghĩa vụ của người đó với quốc gia mà mình mang quốc tịch. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mang hai quốc tịch; mặc dù đã mang quốc tịch của một nước khác; nhưng vẫn có mong muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam. Vậy mẫu tờ khai đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật quốc tịch năm 2008 ( sửa đổi bổ sung năm 2014)

Thông tư 02/2020/TT-BTP

Đối tượng đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam

Theo Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: “Người việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày luật này có hiệu lực (01/7/2009) thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn năm năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam

  • Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo mẫu
  • Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (nếu có); giấy tờ tham khảo dùng để xác định quốc tịch Việt Nam (Giấy khai sinh; Hộ chiếu Việt Nam;…)
  • Trường hợp người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam; giấy tờ chứng minh không rõ; thì ngoài các thông tin trong Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam còn phải nộp thêmTờ khai lý lịch theo mẫu; các giấy tờ sau (nếu có): Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch; quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con; Bản sao giấy tờ có nội dung liên quan đến quốc tịch của đương sự do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam; quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Xem trước và tải xuống nội dung tờ khai đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Mẫu từ khai đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Trình tự thực hiện đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam?

Bước 1. Nộp hồ sơ: Tại trụ sở của cơ quan đại diện
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đại diện tiếp nhận hồ sơ và cấp cho người đăng ký giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Bước 3. Nhận kết quả: Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện.

Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam?

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là cơ quan đại diện Việt Nam thường trú; kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú.
Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch được thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự ủy quyền của Bộ Ngoại giao.

Quốc tịch Việt Nam là gì?

Điều 1 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”.
Như vậy, quốc tịch thể hiện quan hệ pháp lý giữa công dân Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện quyền, nghĩa vụ giữa hai chủ thể này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Trả lời