Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP

24/09/2021
Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC.
584
Views

Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế. Dưới đây là nội dung về văn bản trên của Luật sư 247

Cơ quan ban hành:Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối caoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Trần Tiến Dũng; Lê Quý Vương; Bùi Mạnh Cường; Nguyễn Trí Tuệ
Ngày ban hành:13/12/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:An ninh quốc gia , Tư pháp-Hộ tịch

Tóm tắt Thông tư liên tịch 01/2017

6 trường hợp phải trưng cầu giám định khi giải quyết vụ án kinh tế

Ngày 13/12/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.

Theo đó, các trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp khi giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế, bao gồm:

Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm; Khi cần truy nguyên liệu về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử; Khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác; Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư; Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và các lĩnh vực khác khi xét thấy cần thiết.

Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư gây ra thì xác định theo nguyên tắc lấy tổng chi phí đầu tư dự án trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ…

Trong đó, việc trưng cầu giám định chỉ trong các trường hợp nêu trên được thực hiện khi chưa có đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đặc biệt, không được lạm dụng việc trưng cầu, thực hiện, đánh giá, sử dụng kết luận giám định để gây cản trở quá trình giải quyết vụ án, vụ việc hoặc làm ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan của việc giải quyết vụ án, vụ việc.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2018.

Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 01/2017

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Thông tư liên tịch 01/2017 áp dụng đối với những đối tượng nào?

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
2. Tổ chức giám định tư pháp, người giám định tư pháp, giám định viên tư pháp được trưng cầu giám định;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định theo Thông tư liên tịch 01/2017?

Những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định theo Thông tư liên tịch này, bao gồm:
1. Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm;
2. Khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử;
3. Khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác;
4. Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư

Việc giao, nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) được thực hiện theo cách thức nào?

Việc giao, nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) được thực hiện theo cách thức sau đây:
a) Trực tiếp giao nhận tại trụ sở của tổ chức hoặc cá nhân được trưng cầu giám định;
b) Trực tiếp giao nhận tại trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp người giám định được trưng cầu thực hiện giám định tại cơ quan tiến hành tố tụng theo yêu cầu, nhiệm vụ đặc biệt;
c) Trực tiếp giao nhận tại hiện trường đối với đối tượng giám định không thể di dời được;
d) Gửi qua đường bưu chính.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X!

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833102102

Xem thêm: Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở của cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận