Thông tư 51/2017/TT-BYT hưỡng dẫn phòng, chuẩn đoán, xử trí phản vệ

20/10/2021
Thông tư 51/2017/TT-BYT hưỡng dẫn phòng, chuẩn đoán, xử trí phản vệ
702
Views

Thông tư 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của luật sư!

Cơ quan ban hành:Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:51/2017/TT-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành:29/12/2017Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đã biết Tình trạng hiệu lực:Đã biết 
Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe

Tóm tắt Thông tư 51/2017/TT-BYT

Trên phương tiện giao thông công cộng phải có thuốc cấp cứu phản vệNgày 29/12/2017, Bộ Y tế đã có Thông tư số 51/2017/TT-BYT hướng dẫn về việc phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, bao gồm các hướng dẫn: Chẩn đoán phản vệ; Chẩn đoán mức độ phản vệ; Xử trí cấp cứu phản vệ; Xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt; Cấp cứu phản vệ và trang bị thiết bị y tế; Khai thác tiền sử dị ứng…

Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ. Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phải được trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu phản vệ. Trên các phương tiện giao thông công cộng, máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, cần trang bị hộp thuốc cấp cứu phản vệ.

Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế khác có thẩm quyền phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh trước khi kê đơn thuốc hoặc chỉ định sử dụng thuốc theo quy định. Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện.

Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng, giải thích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗi khi khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư này có hiệu lực từ 15/02/2018.

Xem trước và tải xuống Thông tư 51/2017/TT-BYT

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Câu hỏi thường gặp

Phản vệ là gì?

Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Dị nguyên là gì?

Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.

Thông tin liên hệ với Luật sư

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư; hãy liên hệ:

Hotline: 0833.102.102.

Xem thêm: Thông tư 52/2017/TT-BYT về đơn thuốc và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận