Thời hạn sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình

30/01/2022
Thời hạn sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình
602
Views

Với nhiều người, tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe khi không được Nhà nước, cơ quan, đơn vị hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những thông tin liên quan đến loại hình bảo hiểm này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Thời hạn sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

BHYT hộ gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Trong đó, hộ gia đình tham gia BHYT (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Như vậy, có thể hiểu, BHYT hộ gia đình là hình thức BHYT bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2022

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
  • Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
  • Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức lương cơ sở năm 2022 hiện vẫn đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm này là:

Thành viênMức đóng
Người thứ 167.050 đồng/tháng
Người thứ 246.935 đồng/tháng
Người thứ 340.230 đồng/tháng
Người thứ 433.525 đồng/tháng
Từ người thứ 5 trở đi26.820 đồng/tháng

Mức hưởng BHYT hộ gia đình năm 2022

Tuân theo nguyên tắc chung về việc đóng, hưởng bảo hiểm y tế, theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, khi đi khám, chữa bệnh, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng:

Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến:

  • 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
  • 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là thấp hơn 223.500 đồng/lần);
  • 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tức là lớn hơn 8,94 triệu đồng);
  • 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.

Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến:

  • 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;
  • 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
  • 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện. 

Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT hộ gia đình

Thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế (thẻ BHYT) hay là Giá trị sử dụng của thẻ BHYT được xác định theo nguyên tắc đóng đến đâu thì có giá trị sử dụng đến đó. 

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST thì từ 01/8/2017 thẻ BHYT sẽ không ghi thời điểm hết hạn sử dụng trên thẻ BHYT nữa mà chỉ ghi thời điểm thẻ BHYT bắt đầu có giá trị sử dụng. 

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 thì thời điểm thẻ BHYT hộ gia đình bắt đầu có giá trị sử dụng được xác định như sau: 

Trường hợp 1: thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế. 

Thời điểm bắt đầu hiệu lực này áp dụng đối với trường hợp thành viên tham gia BHYT hộ gia đình lần đầu hoặc đã từng tham gia BHYT hộ gia đình nhưng bị gián đoạn từ 3 tháng trở lên.

Trường hợp 2: thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước. 

Thời điểm bắt đầu giá trị sử dụng này áp dụng đối với người đang tham gia BHYT hộ gia đình và không bị gián đoạn hoặc gián đoạn không quá 3 tháng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thời hạn sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

BHYT hộ gia đình là gì?

BHYT hộ gia đình là hình thức BHYT bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến thì mức người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng là bao nhiêu?

– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;
– 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.