Thời hạn hợp đồng được pháp luật hiện hành quy định thế nào?

26/08/2021
thời hạn hợp đồng
570
Views

Có thể nhận thấy tầm quan trọng của hợp đồng trong cuộc sống hiện nay. Hợp đồng hầu hết xuất hiện ở mọi giao dịch của con người. Trong hợp đồng sẽ được hai bên thỏa thuận các vấn đề liên quan đến công việc; nội dung cũng như cách thức thực hiện. Hợp đồng bản chất là sự thỏa thuận của các bên do đó mà hai bên được tư do theo ý chí của mình; chỉ cần phù hợp với pháp luật. Trong sự thỏa thuận đó có thể có hoặc không về thời hạn của hợp đồng. Như điều này lại được các bên tham gia hợp đồng quan tâm. Vậy hiện nay pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Hãy cùng với luật sư 247 làm rõ các vấn đề.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Pháp luật quy định như thế nào về thời hạn?

Pháp luật dân sự quy định về thời hạn tại khoản 1 Điều 144 như sau: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác“.

Thời hạn chính là một khoảng thời gian. Nêu như thời gian mang tính khách quan, không có điểm bắt đầu và kết thúc thì thời hạn lại xác định được điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Bởi vậy, thời hạn vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan.

Thời hạn có vai trò quan trọng trong việc xác định thời điểm xác lập quyền; nghĩa vụ cho các chủ thể trong quan hệ. Thời hạn còn là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm dân sự của các bên khi các bên thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn đã thỏa thuận. Còn được xác định là một sự kiện pháp lý làm phát sinh; thay đổi; chấm dứt quyền; nghĩa vụ của các chủ thể trong những trường hợp do pháp luật quy định; các bên thỏa thuận.

Thời hạn hợp đồng là gì?

Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền; nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.

Do thời hạn hợp đồng được xác định bằng thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc; phải xác được hai thời điểm này thì thời hạn hợp đồng mới chính xác. Do đó về nguyên tắc; thời hạn hợp đồng có thể do các bên tự thỏa thuận; đưa vào nội dung hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự.

Căn cứ hợp đồng phát sinh hiệu lực

Điều 401 Bộ luật dân sự đã có quy định về hiệu lực của hợp đồng. Theo đó; thời điểm mà hợp đồng có hiệu lực phải dựa trên các căn cứ sau:

Theo thời điểm giao kết hợp đồng: 

  • Nếu hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng đường công văn; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên đề nghị giao kết nhận được trả lời chấp nhận giao kết của bên được đề nghị.
  • Nếu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng.
  • Nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức miệng; thời điềm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
  • Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản điện tử; thời điếm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên nhận được văn bản giao dịch điện tử đó.
  • Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản viết thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
  • Nếu hợp đồng phải đăng ký theo quy định của pháp luật; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc đăng ký.

Theo thỏa thuận của các bên: 

  • Hợp đồng có hiệu lực từ ngày cụ thể đã được các bên xác định.
  • Hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện là điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng đã được các bên xác địn

Theo quy định khác của pháp luật: Đối với những hợp đồng mà pháp luật đã có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực phải được xác định theo quy định riêng đó. 

Căn cứ chấp dứt hợp đồng

Các căn cứ chấm dứt hợp đồng bao gồm:

  • Hợp đồng đã được thực hiện hoàn tất;
  • Theo thoả thuận của các bên;
  • Một trong các bên trong hợp đồng chấm dứt sự tồn tại.
  • Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đình chỉ;
  • Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn…

Thông thường, thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho đến thời điểm mà các bên giao kết hợp đồng thoả thuận là hợp đồng được thực hiện hoàn tất.

Trong trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng được thực hiện từ thời điểm giao kết (mà thời điểm này không trùng với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng) thì thời hạn của hợp đồng bắt đầu từ thời điểm giao kết.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Thời hạn hợp đồng được pháp luật hiện hành quy định thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường găp

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ; trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.

Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực sau khi kí kết?

Để hợp đồng có hiệu lực sau khi kí kết cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;
– Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
– Hợp đồng phải đảm bảo quy định về hình thức theo quy định pháp luật.

Các nội dung bắt buộc có trong hợp đồng?

Hợp đồng cần phải có các nội dung sau:
– Đối tượng của hợp đồng khi giao kết hợp đồng
– Số lượng, chất lượng
– Giá và phương thức thanh toán
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
– Các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
– Trách nhiệm trong trường hợp các bên nếu vi phạm hợp đồng
– Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận