Thời hạn điều tra đối với tội chống người thi hành công vụ

26/09/2021
Thời hạn điều tra đối với tội chống người thi hành công vụ
703
Views

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đòi hỏi lực lượng phòng chống dịch phải nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát dịch để hạn chế phần nào sự lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều trường hợp chống người thi hành công vụ; ở đây là chônglực lượng phòng chống dịch, gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy thời hạn điều tra đối với tội chống người thi hành công vụ là bao lâu?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Người thi hành công vụ là người như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP; quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ được hiểu bao gồm những người sau:

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân; được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền; giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP; cũng có quy định về hành vi chống người thi hành công vụ như sau:

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ; hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao; hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Mức phạt tù tội chống người thi hành công vụ

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Phân loại tội phạm đối với tội chống người thi hành công vụ

Theo Khoản 2 Điều 1 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Khung hình phạt của tội chống người thi hành công vụ như sau:

+ Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm; mà sẽ có các khung hình phạt tương ứng khác nhau; và tùy vào khung hình phạt thì tội chống người thi hành công vụ sẽ thuộc loại tội phạm tương ứng.

Thời hạn điều tra đối với tội chống người thi hành công vụ

Căn cứ Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015quy định thời hạn điều tra như sau:

– Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

– Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

+ Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần; lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

+ Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần; mỗi lần không quá 04 tháng;

+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần; mỗi lần không quá 04 tháng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đềThời hạn điều tra đối với tội chống người thi hành công vụ. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chửi bới người thi hành công vụ trong thi hành án dân sự bị xử phạt ra sao?

Theo Điểm d Khoản 2 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án dân sự;

Đấm cảnh sát chốt kiểm dịch bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định thì hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Lăng mạ lực lượng chống dịch có bị đi tù không?

Hành vi chửi bới, lăng mạ, lực lượng chức năng ở đây cụ thể là lực lượng chống dịch; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015. Mức phạt tù đối với tội này là từ 02 đến 07 năm t

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận