Nhiều người thắc mắc về vấn đề thời gian tranh luận tại phiên tòa hình sự. Theo đó, để bảo vệ quyền lợi cho bản thân cũng như những người thân trong quá trình tham gia tố tụng thì chúng ta cần nắm rõ những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vậy theo quy định Thời gian tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự là bao lâu? Thời gian tranh luận tại phiên tòa hình sự không được quá 30 phút? Trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào? Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Căn cứ pháp lý
Tranh luận tại phiên tòa là gì?
Tranh luận tại phiên Tòa là hoạt động trung tâm của phiên Tòa. Đây là một phần quan trọng của quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và được tiến hành ngay sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa. Khi tranh luận tại phiên tòa, người tranh luận bày tỏ quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án: phân tích đánh giá chứng cứ vụ án; đề nghị áp dụng pháp luật và giải quyết các vấn đề của vụ án. Trên cơ sở các ý kiến phát biểu tranh luận, Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng đắn.
Trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Theo Điều 320 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận cụ thể như sau:
– Thứ nhất, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội.
Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của của bị hại theo quy định tại Điều 155 BLTTHS, thì bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội. Khi trình bày lời luận tội, bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vẫn có thể đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
– Thứ hai, sau lời luận tội của Kiểm sát viên, lời buộc tội của bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ (đối với vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) là lời bào chữa. Việc trình bày lời bào chữa được thực hiện theo thứ tự: Bị cáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo; bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Khi trình bày lời bào chữa, bị cáo, người bào chữa đáp lại quan điểm của Kiểm sát viên và bị hại hoặc đại diện hợp pháp của bị hại; đề xuất quan điểm về việc giải quyết các vấn đề của vụ án liên quan đến bị cáo. Lời bào chữa của bị cáo và người bào chữa cũng phải căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu của vụ án được kiểm tra tại phiên tòa; lời luận tội, lời buộc tội; ý kiến của người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
– Thứ ba, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến. Tuy nhiên, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa cho phép người bảo vệ quyền lợi của họ phát biểu trước và sau đó phát biểu bổ sung ý kiến.
Như vậy, trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thời gian tranh luận tại phiên tòa hình sự không được quá 30 phút?
Căn cứ Khoản 3 Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tranh luận tại phiên tòa như sau:
3. Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
Do đó, về nguyên tắc thì Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
Thời gian tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc tranh luận tại phiên tòa được quy định như sau:
(1) Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
– Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
(2) Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
– Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.
(3) Chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
– Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
(4) Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án.
Như vậy, theo quy định trên đây, thời gian tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự là không bị hạn chế, Chủ toạ phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.
Sau khi tranh luận có được tiếp tục xét hỏi hay không?
Theo Điều 323 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trở lại việc xét hỏi cụ thể như sau:
“Điều 323. Trở lại việc xét hỏi
Nếu qua tranh luận mà thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm sáng tỏ thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.”
Như vậy, sau khi tranh luận vẫn có thể được tiếp tục xét hỏi nếu qua tranh luận mà thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm sáng tỏ thì Hội đồng xét xử sẽ quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong sẽ tiếp tục tranh luận.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời gian tranh luận tại phiên tòa hình sự không được quá 30 phút?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Tòa án có được xét xử vụ án khi không bắt được bị cáo?
- Khi nào xét xử kín theo pháp luật quy định?
- Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, nếu vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Những người tham gia tranh luận gồm: Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa; bị cáo; người bào chữa, bị hại; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người đại diện hợp pháp của (bị hại; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án); người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
Căn cứ Khoản 1 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tranh luận tại phiên tòa như sau:
“1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.”
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án, nên đối với Kiểm sát viên sẽ không được thực hiện việc nghị án này.