Thời gian huấn luyện quân nhân dự bị là bao lâu?

12/12/2023
Thời gian huấn luyện quân nhân dự bị là bao lâu?
424
Views

Hiện nay có nhiều người thắc mắc, quân nhân dự bị là gì? Thời gian huấn luyện quân nhân dự bị là bao lâu? Theo quy định pháp luật hiện hành, quân nhân dự bị là công dân Việt Nam được đăng ký để trở thành dự bị động viên. Để trở thành dự bị động viên thì công dân Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện luật định. Những điều kiện này đã được pháp luật quy định khá cụ thể. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;
  • Luật Lực lượng dự bị động viên 2019.

Thời gian huấn luyện quân nhân dự bị là bao lâu?

Khi đã đáp ứng những điều kiện để trở thành quân nhân dự bị thì công dân Việt Nam phải có thời gian huấn luyện. Pháp luật có quy định cụ thể thời gian huấn luyện đối với hạ sĩ quan, binh sĩ. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

Điều 27. Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:

a) Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;

b) Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm;

c) Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện, được gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày; trường hợp cần thiết được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

2. Việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định.”

Theo đó tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 14/2016/NĐ-CP:

Điều 15. Thời gian, nội dung huấn luyện và việc chuyển hạng cho binh sĩ dự bị hạng hai thành binh sĩ dự bị hạng một

1. Thời gian huấn luyện: 06 tháng.

Như vậy theo quy định trên thời gian huấn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một với tổng thời gian không quá 12 tháng. Đối với thời gian huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai: 06 tháng

Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm gì?

Sau khi trải qua thời gian huấn luyện thì quân nhân dự bị phải thực hiện những nhiệm vụ đã được phân công. Trách nhiệm của quân nhân dự bị được pháp luật quy định cụ thể. Quân nhân dự bị cần tuân thủ và thực hiện các nhiệm vụ này một cách đầy đủ và nghiêm túc. Dưới đây là quy định pháp luật về trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên.

Căn cứ Điều 4 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định:

Điều 4. Trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra sức khỏe;

b) Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

c) Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;

d) Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;

c) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

d) Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.”

Theo đó quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

  • Kiểm tra sức khỏe;
  • Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;
  • Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Thời gian huấn luyện quân nhân dự bị là bao lâu?
Thời gian huấn luyện quân nhân dự bị là bao lâu?

Quân dân dự bị trong độ tuổi nào thì được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên?

Để được xếp vào đơn vị dự bị động viên thì quân nhân dự bị phải có độ tuổi theo luật định. Hiện nay, pháp luật hiện hành về lực lượng dự bị động viên có quy định cụ thể về độ tuổi được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể.

Căn cứ Điều 17 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định:

Điều 17. Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình

1. Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

a) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;

b) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.”

Các hành vi nào bị nghiêm cấm khi huy động lực lượng dự bị động viên?

Căn cứ Điều 7 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định:

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.

2. Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

3. Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.

4. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.”

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thời gian huấn luyện quân nhân dự bị là bao lâu?” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là trích lục hồ sơ đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quân nhân dự bị là ai?

Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 28/2019/NĐ-CP thì quân nhân dự bị là công dân Việt Nam được đăng ký vào ngạch dự bị động viên, gồm: Sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 thì quân nhân dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự bao gồm:
– Sĩ quan dự bị;
– Quân nhân chuyên nghiệp dự bị;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

Trách nhiệm của quân nhân dự bị là gì?

Trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên theo Điều 4 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 như sau:
– Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra sức khỏe;
+ Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
+ Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;
+ Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
– Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện quy định đối với Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên;
+ Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;
+ Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
+ Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

 Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị như thế nào?

Việc đăng ký, quản lý quân nhân dự bị theo Điều 12 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 như sau:
– Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân cư trú tại địa phương.
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức. 
Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị tại nơi cư trú.
– UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện quản lý quân nhân dự bị cư trú tại địa phương.
– Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức trên địa bàn.
– Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký quân nhân dự bị.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.