Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có được tính vào thời gian công tác liên tục không?

21/08/2022
Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn
660
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có được tính vào thời gian công tác liên tục không? Hiện nay Giáo viên có những chế độ, chính sách gì theo quy định của pháp luật? Giáo viên đi học thạc sĩ thì có được nhận lương hay không? Giáo viên có thể tự đi học để nâng cao trình độ lên hay không theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý:

Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên từ 01/7/2020

Hiện nay, giáo viên các cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nêu tại Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009. Tuy nhiên, sắp tới đây, từ 01/7/2020, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực sẽ “siết chặt” hơn điều kiện về trình độ chuẩn của giáo viên. Cụ thể:

– Giáo viên mầm non: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (từ 01/7/2020 yêu cầu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm);

– Giáo viên tiểu học: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (sắp tới yêu cầu có bằng cử nhân sư phạm trở lên);

– Giáo viên trung học cơ sở: Yêu cầu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Sắp tới yêu cầu bằng cử nhân sư phạm trở lên);

Như vậy, có thể thấy, từ 01/7/2020, trình độ chuẩn của giáo viên các cấp được yêu cầu cao hơn so với hiện tại.

Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn
Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn

Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có được tính vào thời gian công tác liên tục không?

Những giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn trình độ gồm:

– Giáo viên mầm non: Những giáo viên chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;

– Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở: Những giáo viên chưa có bằng cử nhân sư phạm trở lên.

Ngoài ra, tại Điều 2 dự thảo Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cụ thể các đối tượng thực hiện nâng chuẩn gồm:

– Giáo viên mầm non:

  • Chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
  • Tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác cho đến tuổi nghỉ hưu;

– Giáo viên tiểu học:

  • Chưa có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;
  • Giáo viên có trình độ trung cấp tính từ 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu còn đủ 08 năm công tác; Giáo viên có trình độ cao đẳng tính từ 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu còn đủ 07 năm công tác;

– Giáo viên trung học cơ sở:

  • Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;
  • Tính từ ngày 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu, còn đủ 07 năm công tác.

Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì những đối tượng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ và có thời gian công tác theo yêu cầu phải thực hiện nâng trình độ chuẩn.

Giáo viên nâng chuẩn trình độ được miễn phí đào tạo

Cũng tại Điều 10 dự thảo nêu trên, những giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng các quyền sau:

– Được tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ, cấp kinh phí đào tạo;

– Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;

– Được miễn học phí;

– Được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định;

– Được biểu dương, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong học tập.

Đáng nói, dự thảo này cũng nêu rõ, giáo viên được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách Nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng thì phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:

– Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo;

– Không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp;

– Đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.

Như vậy, có thể thấy, mặc dù khi chưa đạt được chuẩn trình độ như yêu cầu nhưng giáo viên vẫn được tạo mọi điều kiện để học nâng chuẩn trình độ.

Không đạt chuẩn trình độ giáo viên sẽ bị tinh giản biên chế?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019:

Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Do đó, mặc dù sắp tới trình độ chuẩn của giáo viên được yêu cầu cao hơn nhưng “khi môn học chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân sư phạm” thì vẫn có thể sử dụng giáo viên đáp ứng 02 điều kiện:

– Có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp;

– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108 năm 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo sẽ bị tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ;

– Được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Như vậy, chỉ khi thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mới bị tinh giản biên chế.

Giáo viên mầm non bắt buộc phải có bằng đại học?

Căn cứ Khoản 1 Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, đối với những giáo viên mầm non hiện đang có trình độ Trung cấp sư phạm, giáo viên tiểu học, trung học có trình độ Trung cấp sư phạm, Cao đẳng hoặc chưa đạt trình độ Đại học còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm thì thay vì phải học liên thông để nâng chuẩn theo quy định, họ sẽ chỉ phải tham gia các khóa bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực dạy học theo quy định mới. Việc học liên thông để nâng chuẩn trình độ sẽ áp dụng đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học còn thời gian công tác trên 5 năm. Như vậy, đối với giáo viên mầm non không bắt buộc phải có bằng đại học mà tốt nghiệp cao đẳng vẫn đủ điều kiện về trình độ chuyên môn.

Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn
Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời gian Giáo viên cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có được tính vào thời gian công tác liên tục không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, quyết toán thuế tncn qua mạng, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà; khôi phụ mã số thuế doanh nghiệp bị khóa do không hoạt động tại trụ sở của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

 Tính chất, nguyên lý giáo dục hiện nay được quy định ra sao?

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Giáo dục chính quy là gì?

Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Hệ thống giáo dục quốc dân là gì theo quy định?

Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.