Các nhà đầu tư nước ngoài với trang thiết bị hiện đại và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hải nói chung; cũng như vận tải biển nói riêng sẽ chiếm ưu thế rất lớn nếu như góp vốn Thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam.
Tuy nhiên; vấn đề biển đảo mang tính chất chủ quyền quốc gia; và có tác động trực tiếp đến an ninh quốc phòng. Chính vì thế; pháp luật Việt Nam có những quy định khá chặt chẽ đối với nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh trong lĩnh vực này. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Luật sư X.
Điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam
– Về chọn lựa dịch vụ vận tải biển:
Nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu đầu tư kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam; có thể lựa chọn một trong hai loại dịch vụ vận tải biển đó là:
+ Dịch vận tải hàng hóa trên biển với mã CPC là 7222
+ Hoặc dịch vụ vận tải hành khách trên biển với mã CPC là 7221
– Về giới hạn vốn góp: Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; thì trong liên doanh nhà đầu tư nước ngoài có phần vốn góp không được vượt quá 49%.
– Về quốc tịch tàu biển: Tại khoản 1 điều 8 của Bộ luật Hàng hả Việt Nam năm 2015 có quy định hành lý; hành khách và hàng hóa khi vận chuyển nội địa bằng đường biển; phải được chuyên chở bằng tàu biển mang quốc tịch Việt Nam.
– Về cách thức đầu tư:
Để đầu tư kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam; nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua hai cách thức sau đây:
+ Góp vốn; mua cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển đang hoạt động tại Việt Nam
+ Thành lập công ty liên doanh qua việc ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với đối tác tại Việt Nam
– Về thuyền viên:
+ Tổng số thuyền viên nước ngoài tham gia làm việc trên tàu biển mang quốc tịch Việt Nam không được vượt quá 1/3 số lượng thuyền viên tối thiểu của tàu
+ Thuyền phó nhất hoặc thuyền trưởng của tàu bắt buộc phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam
– Một số điều kiện khác về bộ máy tổ chức, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, v.v…
Một số quy định về trình tự thành lập công ty có nguồn vốn nước ngoài kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam
Trong phần bài viết này luật sư X sẽ hướng dẫn quý vị và các bạn về trình tự thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam thông qua hình thức thành lập công ty liên doanh bao gồm các bước cụ thể như sau:
Đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề xuất mong muốn đầu tư hiện thực dự án
– Một số tài liệu có giá trị pháp lý trong việc chứng thực thông tin của tổ chức hoặc cá nhân là nhà đầu tư
– Văn bản phác thảo kế hoạch đầu tư
– Các tài liệu có giá trị chứng minh nhà đầu tư có đủ năng lực về tài chính để thực hiện dự án mà mình đề ra
– Giấy tờ trình bày về nhu cầu đất cần sử dụng hoặc tài liệu xác định quyền đối với mảnh đất dự định sử dụng để thực hiện dự án
– Văn bản giải trình công nghệ (áp dụng đối với trường hợp cụ thể theo quy định)
– Một số tài liệu, giấy tờ khác.
Thành lập công ty có nguồn vốn từ nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại Việt Nam
Hồ sơ cần có:
– Điều lệ của công ty
– Văn bản chứng nhận được cấp phép đầu tư hiện thực dự án như đã xin được ở bước 1
– Đơn đề xuất nguyện vọng được thành lập công ty có nguồn vốn từ nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại Việt Nam
– Tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ phải cung cấp: Danh sách tổng hợp các thông tin về các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; hoặc thông tin các thành viên có tham góp vốn tạo lập nên công ty trách nhiệm từ hai thành viên trở lên, v.v…
– Một số tài liệu có giá trị pháp lý trong việc chứng thực thông tin của tổ chức hoặc cá nhân là nhà đầu tư
– Một số tài liệu, giấy tờ khác.
Thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp trên trang hệ thống quản lý dữ liệu doanh nghiệp toàn quốc
Khắc dấu cho công ty; và công bố mẫu dấu ngay sau đó cho cơ quan chức năng được giao thẩm quyền
Nhà đầu tư nước ngoài cần xin cấp giấy phép kinh doanh nếu muốn kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện theo như pháp luật đã quy định
Hồ sơ theo quy định gồm:
– Văn bản kê khai thông tin và đề xuất mong muốn được cấp giấy phép kinh doanh
– Văn bản bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng ở nước ngoài
– Tài liệu chứng nhận đã đăng ký tàu biển
– Cung cấp các chứng chỉ; bằng cấp theo từng chức danh thuộc bộ phận quản lý của công ty trong lĩnh vực khai thác; kinh doanh vận tải biển
Cục hàng hải Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên.
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện thành lập công ty luật như thế nào?
- Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ
- Thủ tục thành lập công ty Logistic tại Việt Nam như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh vận tải biển”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.