Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

13/11/2021
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
677
Views

Chào Luật sư.Doanh nghiệp của tôi đã đi vào hoạt động gần 1 năm nay. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường xuyên xảy ra tranh chấp. Vấn đề đặt ra là khi xảy ra tranh chấp như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thuộc về ai? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền; nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động về quyền; nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân là gì?

Hiện nay, có hai loại tranh chấp lao động là tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân. Tranh chấp lao động cá nhân được hiểu là một loại tranh chấp lao động về quyền; nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Theo điều 180 Bộ luật Lao động 2019, việc giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp; tôn trọng lợi ích chung của xã hội; không trái pháp luật.

3. Công khai; minh bạch; khách quan; kịp thời; nhanh chóng và đúng pháp luật.

4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Theo Điều 187 Bộ luật Lao động quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có nội dung cụ thể như sau:

“Cơ quan; tổ chức; cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

Hòa giải viên lao động;

Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật lao động năm 2019 đã đưa ra định nghĩa về hòa giải viên lao động như sau: 

“Hòa giải viên lao động là người do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động; tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động”.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoà giải viên lao động có thẩm quyền hoà giải tất cả các tranh chấp lao động, bao gồm cả tranh chấp lao động cá nhân; tập thể và tranh chấp phát sinh từ quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.

Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua hoà giải viên lao động là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết theo quy định của pháp luật lao động 2019; trừ một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Các trường hợp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Các trường hợp bồi thường thiệt hại; trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Các tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
  • Các tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động.

Hội đồng trọng tài lao động;

Hội đồng trọng tài lao động được thành lập theo quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm chủ tịch hội đồng, thư kí hội đồng và các trọng tài viên lao động theo quy định tại Điều 185 Bộ luật lao động năm 2019.

Hội đồng trọng tài lao động theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ có thẩm quyền giải quyết tất cả các loại tranh chấp lao động trên cơ sở sự thương lượng; đồng thuận của các bên hanh chấp.

Trong trường hợp cả hai bên không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động. Khi đã yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết thì tòa án không có thẩm quyền giải quyết. Hội đồng trọng tài sau khi thành lập và giải quyết tranh chấp sẽ ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp. Quyết định này là phán quyết chung thẩm; nếu một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của ban trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp theo đúng quy định pháp luật.

Tòa án nhân dân

Về cơ bản, toà án có thẩm quyền giải quyết:

Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ với NSDLĐ phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng; hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao )ng không tiến hành hòa giải; trừ các tranh chấp lao động không ắt buộc phải qua thủ tục hòa giải..

Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp lao động cá nhân; mà hai bên thỏa thuận lựa chọn hội đồng trọng tài lao động giải quyết; nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà ban trọng tài lao động không được thành lập; ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của ban trọng tài.

Ngoài ra, thẩm quyền xét xử của toà án còn tuân theo các cấp; theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn; người có yêu cầu. Theo đó, toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân theo quy định cụ thể tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Thời hiệu

Điều 190 Bộ luật Lao động 2019  quy định:

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng; kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng; kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền; lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm; kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm hòa giải viên lao động; hội đồng trọng tài lao động và Toà án nhân dân.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn của trọng tài viên

Trọng tài viên phải là người hiểu biết pháp luật; có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm. Khi đề cử trọng tài viên; không nhất thiết các cơ quan chuyên môn về là thuộc UBND cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh phải cử người của cơ quan; tổ chức mình mà có thể cử người khác đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trọng tài viên theo quy định của pháp luật. Trọng tài viên làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

Nguyên tắc sa thải người lao động

Nguyên tắc sa thải NLĐ dựa trên các nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ theo điều 122 Bộ luật lao động 2019:
NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ;
Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm

Cách chức là gì?

Cách chức là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một chức vụ nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa; Nguyên nhân là do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ; quyền hạn của người đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận