Thẩm quyền của Tòa án Nhân dân trong tố tụng dân sự

30/08/2021
Thẩm quyền của Tòa án Nhân dân trong tố tụng dân sự
973
Views

Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì toà án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp chủ yếu. Toà án thực hiện thẩm quyền của mình trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp luật, bảo đảm sự công bằng xã hội.

Việc nghiên cứu để đưa ra khái niệm khoa học về thẩm quyền của toà án và thẩm quyền dân sự của toà án có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và thực hiện các quy định về thẩm quyền của toà án. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Khái niệm thẩm quyền dân sự của Tòa án

Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và quyền gia hạn ra các quyết định khi xem xét, giải quyết các vụ việc dân sự đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án.

Thẩm quyền dân sự của Tòa án gồm:

+ Quyền xem xét

+ Quyền giải quyết

+ Quyền ra quyết định

Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án

  • Tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa: Tòa án nhân dân với cơ quan Nhà nước khác và giữa các Tòa án Nhân dân với nhau. Tạo điều kiện cho Tòa án nhân dân giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự
  • Đảm bảo những điều kiện xác định về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi cấp Tòa án nhân dân và điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đả cho Tòa án nhân dân thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc

Những vụ việc dân sự phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự

  • Vụ việc dân sự phát sinh từ pháp luật dân sự gồm:

+ Tranh chấp dân sự (Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự)

+ Yêu cầu về dân sự (Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự)

  • Tranh chấp dân sự gồm:

+ Tranh về quyền sở hữu trí tuệ

+ Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản

+ Tranh chấp về thừa kế tài sản

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Vụ việc dân sự phát sinh từ lĩnh vực Hôn nhân và gia đình

  • Tranh chấp dân sự:

+ Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự (bao gồm 06 loại tranh chấp)

+ Cần lưu ý các vấn đề về việc xác định cha mẹ cho con được quy định tại Khoản 4 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sụ thuộc thẩm quyền của cơ quan hô tịch hay của Tòa án nhân dân

  • Yêu cầu dân sự: Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự

Vụ việc dân sự phát sinh từ lĩnh vực kinh doanh thương mại

  • Tranh chấp dân sự:

+ Điều 20 Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết số 03/2012/NQ-HDTPTANDTC-VKSNDTC

+ Được giải quyết thông qua 04 phương thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án

+ Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng dân sự nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên chưa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài nhưng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.

  • Yêu cầu dân sự: Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự

Vụ việc dân sự phát sinh trong lĩnh vực lao động

  • Tranh chấp dân sự:

+ Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự

+ Bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

  • Yêu cầu dân sự: Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo cấp

Cơ sở khoa học

  • Căn cứ vào hệ thống tổ chức của Tòa án
  • Căn cứ vào năng lực, trình độ của đội ngũ giải quyết vụ việc dân sự
  • Căn cứ vào tính đơn giản hay phức tạp của vụ việc dân sự

Cơ cấu tổ chức của Tòa án

Luật Tổ chức Tòa án sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã có những quy định, thay đổi mới về cơ cấu tổ chức của Tòa án phù hợp với thực tiễn và pháp luật hiện nay. Bao gồm:

+ Tòa án nhân dân tối cao

+ Tòa án nhân dân cấp cao

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh

+ Tòa án nhân dân cấp huyện

Các quy định của pháp luật

  • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

+ Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự

+ Vụ việc dân sự có đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài sẽ không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện (trừ một số ngoại lệ).

+ Có thẩm quyền sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy để xét xử.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thẩm quyền của Tòa án Nhân dân trong tố tụng dân sự”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Tòa án là gì?

Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án là gì?

Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ xét xử về dân sự. 

Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác thì Tòa án giải quyết như thế nào?

Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, nếu gửi đơn khởi kiện đến sai Tòa án có thẩm quyền xét xử theo cấp hay theo lãnh thổ thì sẽ phải chuyển đơn khởi kiện sang đúng Tòa án có thẩm quyền. 

Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được yêu cầu Tòa án giải quyết không?

Nếu chủ thể không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp lệ không được khởi kiện yêu cầu TA giải quyết mà phải giải quyết ở UBND nơi có đất đang tranh chấp. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận