Thẩm định giá có được đồng thời làm Thừa phát lại hay không?

07/07/2022
Thẩm định giá có được đồng thời làm Thừa phát lại hay không?
483
Views

“Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi mong muốn được giải đáp như sau: Chồng tôi hiện đang làm thẩm định giá, tuy nhiên gần đây tôi có tìm được công việc phù hợp hơn với chồng tôi và gia đình tôi là làm thừa phát lại. Vì vậy tôi muốn hỏi là liệu rằng thẩm định giá có được đồng thời làm Thừa phát lại hay không? Rất mong được luật sư giải đáp!”

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để có câu trả lời thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Thẩm định giá là gì?

Khoản 15 Điều 4 Luật Giá năm 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:

15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Theo đó, thẩm định giá là việc của các cá nhân; tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản có xem xét đến các yếu tố về địa điểm và thời điểm; tiêu chuẩn thẩm định giá nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định.

Chủ thể của hoạt động thẩm định giá có thể là cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá và chỉ những cơ quan có chức năng thẩm định giá mới được thực hiện việc xác định giá trị tài sản.

Thẩm định giá hiện là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu về việc xác định giá trị tài sản trong nên kinh tế thị trường. Đây cũng là yếu tố góp phần làm minh bạch, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Đồng thời, khi thẩm định giá đúng thì sẽ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của công dân.

Thừa phát lại là gì?

Tên gọi “thừa phát lại” bắt nguồn từ một thuật ngữ có gốc Hán – Việt và có tính lịch sử. Và  tồn tại ở miền Nam trước năm 1975.  Chúng được hiểu để ám chỉ một người công lại. (người không phải nhân viên nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Từ đó mang trong mình quyền lực nhà nước).
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy, lập vi bằng,…. Văn phòng thừa phát lại là một tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Hoạt động của thừa phát lại là hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM từ năm 2009.
Thừa phát sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau: 

  •  Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu đương sự.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
  • Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Thẩm định giá có được đồng thời làm Thừa phát lại không?

Theo Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

1. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2. Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm đnh viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.

3. Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức QP.

4. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm….

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không thể đồng thời vừa là thẩm định giá vừa là Thừa phát lại.

Điều kiện để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại

Việc bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP gồm:

Điều kiện để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại
Điều kiện để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại

– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có độ tuổi không quá 65, chấp hành Hiến pháp, pháp luật và có đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành Luật.

– Công tác pháp luật từ 03 năm trở lên sau khi có bằng chuyên ngành Luật nêu trên.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo bồi dưỡng nghề Thừa phát tại Học viện Tư pháp hoặc công nhận tương đương với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

– Đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Trong đó, có một số trường hợp sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại nêu tại Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTP nếu có các giấy tờ gồm:

– Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều trai viên… kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm các chức vụ này từ 05 năm trở lên…

– Thẻ luật sư, thẻ công chứng viên kèm theo gian đã hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên…

– Quyết định bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư ngành luật, Bằng tiến sĩ Luật…

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề Thẩm định giá có được đồng thời làm Thừa phát lại hay không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, bảo hộ logo thương hiệu, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại bao gồm những tài liệu gì?

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề thừa phát lại bao gồm những tài liệu sau:
– Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện…
Văn phòng Thừa phát lại có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không?

Thừa phát lại không có quyền thực hiện việc công chứng, chứng thực cũng như kiêm nhiệm các chức danh khác như công chứng viên, luật sư. (Khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.