Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản được phép hoạt động tại mọi vùng biển Việt Nam không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Do có đường bờ biển dài và được thiên nhiên ban tặng một nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, cho nên số lượng các tàu đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản ở Việt Nam nhiều vô kể. Vậy theo quy định của pháp luật thì tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản được phép hoạt động tại mọi vùng biển Việt Nam không?
Để giải đáp cho câu hỏi về việc tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản được phép hoạt động tại mọi vùng biển Việt Nam không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thủy sản 2017 quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản như sau:
– Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
- Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
- Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;
- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
– Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
- Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;
- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;
- Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;
- Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;
- Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ;
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
– Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 và hoạt động sau đây:
- Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết, hợp tác;
- Đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng chợ đầu mối thủy sản, quảng bá thương hiệu sản phẩm thủy sản;
- Đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển; nuôi trồng thủy sản hữu cơ;
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Quy định về tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản
Theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 quy định về tàu cá như sau: Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Theo quy định tại Điều 73 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá như sau:
– Được lựa chọn cơ sở đăng kiểm có đủ điều kiện để đăng kiểm tàu cá.
– Tuân thủ quy định về đăng kiểm tàu cá.
– Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt, an toàn, chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
– Bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo quy định. Thanh toán chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên, người làm việc trên tàu hồi hương trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu phải rời tàu cá.
– Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Quy định về đăng ký tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 71 Luật Thủy sản 2017 quy định về đăng ký tàu cá như sau:
– Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
– Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được quy định như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp không thời hạn đối với tàu cá đóng mới, cải hoán, nhập khẩu, mua bán, tặng cho, viện trợ;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp có thời hạn bằng thời hạn thuê đối với trường hợp thuê tàu trần.
– Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
- Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tàu cá.
Quy định về xoá đăng ký tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 72 Luật Thủy sản 2017 quy định về xóa đăng ký tàu cá như sau:
– Tàu cá bị xóa đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tàu cá bị hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt;
- Tàu cá bị mất tích sau 01 năm kể từ ngày thông báo chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Tàu cá được xuất khẩu, bán, tặng cho, viện trợ;
- Theo đề nghị của chủ tàu cá.
– Khi xóa đăng ký, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, xóa tên tàu cá trong sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá cho chủ tàu.
Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản được phép hoạt động tại mọi vùng biển Việt Nam không?
Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam như sau:
– Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;
- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;
- Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.
– Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;
- Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;
- Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.
– Quy định về treo cờ:
- Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định tại điểm a Khoản 3.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được tàu đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản phải căn cứ vào chiều dài lớn nhất của tàu để xác định phạm vi hoạt động đánh bắt của tàu. Không phải mọi tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản cũng được phép hoạt động tại mọi vùng biển Việt Nam.
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản được phép hoạt động tại mọi vùng biển Việt Nam không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, muốn đăng ký mã số thuế cá nhân; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, số lượng Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được cấp mới của địa phương; cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển căn cứ vào hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản; xây dựng, công khai tiêu chí đặc thù của địa phương và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển; quy định về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trong nội địa thuộc phạm vi quản lý.
– Tổ chức, cá nhân đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên hoạt động trên biển phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
– Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
– Tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này đóng mới, cải hoán phải được tổ chức đăng kiểm giám sát an toàn kỹ thuật, chất lượng phù hợp với hồ sơ thiết kế được thẩm định và cấp giấy tờ theo quy định.
– Tàu cá không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này phải lắp đặt trang thiết bị bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
– Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
c) Có đội ngũ đăng kiểm viên đáp ứng yêu cầu;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.