Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được lấy nhau?

04/05/2022
Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được lấy nhau?
1646
Views

Chào Luật sư, hiện tại tôi đang yêu 1 cô gái. Nhưng chúng tôi có quan hệ khá khó khăn để đến với nhau do cô ấy là họ hàng xa của tôi. Khi chúng tôi đi đăng ký kết hôn thì được thông báo là không thể đăng ký kết hôn do có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời. Vậy quy định những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được lấy nhau có đúng không? Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được lấy nhau? Xin luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định về cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Pháp luật cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được lấy nhau?

Theo điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc cấm Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Lý do pháp luật đưa vào quy định cấm này bởi nó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho thế hệ trẻ em sau này là kết quả của những cuộc hôn nhân trực hệ nói riêng và ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa, tăng gánh nặng cho gia đình, xã hội nói chung.

Theo các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại liên tục được đưa ra, thì kết hôn với người có máu trực hệ hay phạm vi 3 đời sẽ gây ra nhiều tác hại, dễ đẻ con bị mắc các chứng bệnh rất nguy hiểm, được thể hiện ở các khía cạnh sinh sản, sinh trưởng phát triển cụ thể như: Dị dạng về mặt cấu trúc cơ thể, não bộ; giảm, mất khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh đối với con chung; giảm tốc độ sinh trưởng; là lý do gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh, tư duy; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống.

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, là hôn nhân giữa các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.

Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phổ biến nhất là hôn nhân giữa con cô – con cậu; con dì – con già; con chú – con bác, tức là hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái. Hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở nhiều vùng, nhiều dân tộc. Trong đó, đáng báo động nhất là một số dân tộc vùng cao, vùng sâu như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, đặc biệt là các dân tộc Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Rơ Mân, Brâu (Kon Tum) là những dân tộc mà dân số không quá 1.000 người nên xuất hiện tình trạng hôn nhân cận huyết tràn lan.

Thực tế y học đã chứng minh, hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ có điều kiện kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền như đao, bại não, mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia (Thal).

Theo số liệu thống kê, những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ có hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ mắc các bệnh máu cao gấp 10 lần so với những trẻ bình thường khác. Điển hình của các bệnh máu này là Thalassemia (tan máu di truyền) và Hemophilia (rối loạn đông máu di truyền). Hai thể bệnh tan máu bẩm sinh α và β Thal Thal là bệnh tan máu bẩm sinh, do di truyền gen lặn, có đặc điểm chung là nồng độ thalassemia giảm. Trong đó sự tổng hợp globin của phân tử hemoglobin trong hồng cầu bị giảm hoặc mất hẳn, dẫn đến tổn thương hồng cầu trong máu bệnh nhân có kích thước nhỏ, tan máu nặng và sự sinh hồng cầu không hiệu quả ở tủy xương.

Kết hôn trái pháp luật có được Nhà nước công nhận?

Kết hôn trong phạm vi ba đời bị xử phạt như thế nào?

Hủy kết hôn trái pháp luật: Hôn nhân giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân này bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Xử phạt hành chính: Theo khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

Như vậy với hành vi kết hôn giữa những có họ trong phạm vi ba đời có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 20 triệu đồng.

Xử phạt hình sự: Bộ luật hình sự không quy định về tội kết hôn giữa những người trong phạm vi ba đời . Tuy nhiên, khi xác định kết hôn với nhau, để duy trì hạnh phúc gia đình; không thể không có đời sống tình dục chung. Và từ đó, có thể dẫn tới hành vi cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà pháp luật quy định các khung hình phạt khác nhau; để đảm bảo cho việc thực hiện đúng pháp luật.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được lấy nhau?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tại sao không được kết hôn trong phạm vi ba đời?

Bởi vì khi kết hôn giữa những người có họ hàng gần thì đời con có tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình.

Kết hôn trong phạm vi ba đời có bị hủy kết hôn trái pháp luật?

Hôn nhân giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân này bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.