Tại sao bán dâm bị xử phạt hành chính còn môi giới mại dâm thì bị truy cứu TNHS?

10/09/2022
459
Views

Xin chào luật sư. Gần đây tôi có xem tin tức trên thời sự thì được biết có một đường dây mua bán dâm của những người đẹp do một tú ông làm chủ. Tuy nhiên khi bình luận về việc xử lý với những người bán dâm và với tú ông- người cầm đầu đường dây này thì tôi rất thắc mắc tại sao bán dâm bị xử phạt hành chính còn môi giới mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS)? Và cụ thể việc xử lý với các đối tượng này như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Mua dâm, bán dâm và môi giới mại dâm là những từ ngữ thường đi kèm với nhau khi nhắn đến các đường dây mua bán dâm. Hiện nay có rất nhiều người nổi tiếng thực hiện việc mua bán dâm và bị lộ thông tin trên mạng xã hội. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nên đương nhiên người vi phạm phải bị xử lý. Căn cứ vào mức độ, tính chất hành vi mà những người này sẽ bị xử phạt với các mức khác nhau? Vậy cụ thể việc xử lý với người bán dâm và người môi giới mại dâm như thế nào? Tại sao lại có sự khác biệt về hình thức xử lý giữa hai hành vi này? Lý do gì mà môi giới mại dâm lại bị truy cứu hình sự? Để giải đáp thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Tại sao bán dâm bị xử phạt hành chính còn môi giới mại dâm thì bị truy cứu TNHS?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo

Căn cứ pháp lý

Xử phạt với hành vi bán dâm

Tại sao bán dâm bị xử phạt hành chính còn môi giới mại dâm thì bị truy cứu TNHS?
Tại sao bán dâm bị xử phạt hành chính còn môi giới mại dâm thì bị truy cứu TNHS?

Theo Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 quy định về hành vi bán dâm như sau:

Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với một người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất.”

Hành vi bán dâm không chỉ vi phạm về mặt đạo đức, ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục mà nó còn là hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng xấu tới xã hội và cấm theo Điều 4 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003. Theo đó người có hành vi bán dâm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Căn cứ Điều 25, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý đối với hành vi bán dâm như sau: 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Theo đó tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi bán dâm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng; trường hợp bán dâm cho từ 2 người trở lên cùng một lúc còn có thể bị phạt lên tới 2.000.000 đồng.

Người vi phạm sẽ bị tịch thu các tang vật vi phạm hành chính (ví dụ như điện thoại liên lạc với khách hàng, các vật dụng thực hiện quan hệ tình dục,…). Nếu là người nước ngoài còn có thể bị áp dụng hình phạt trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Số tiền, tài sản thu lợi bất hợp pháp từ hoạt động bán dâm cũng bị buộc phải nộp lại sung công quỹ nhà nước.

Hành vi môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào?

Theo Khoản 3 và Khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 quy định về môi giới mại dâm như sau:

“3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.

7. Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.”

Theo đó môi giới mại dâm chính là việc một bên thứ ba đứng ra làm trung gian để giúp các bên có nhu cầu mua dâm, bán dâm giao dịch để thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm.

Hành vi môi giới mại dâm cũng là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003. Theo đó người môi giới mại dâm sẽ bị xử phạt tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Các hình thức xử lý với người môi giới mại dâm có thể như sau:

Xử phạt hành chính

Với hành vi môi giới mua dâm, bán dâm nhưng không thường xuyên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 6 Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 26. Hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;
b) Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm;
c) Môi giới mua dâm, bán dâm.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Theo quy định trên, thì người có hành vi môi giới bán dâm chưa đến mức bị xử lý hình sự sẽ bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền đến 50.000.000 đồng. Số tiền thu được thì việc môi giới bán dâm cũng sẽ bị buộc phải nộp lại để sung công quỹ nhà nước.

Xử lý hình sự

Với hành vi môi giới mại dâm nếu bị xử lý hình sự, người vi phạm sẽ phải chịu hình phạt về Tội môi giới mại dâm theo Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

Điều 328. Tội môi giới mại dâm

1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tại sao bán dâm bị xử phạt hành chính còn môi giới mại dâm thì bị truy cứu TNHS?

Theo quy định trên có thể thấy dù hành vi bán dâm xảy ra ở mức độ nào thì việc xử lý với người bán dâm chỉ là xử phạt hành chính. Còn đối với hành vi môi giới mại dâm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS). Trên cơ sở thực tế cũng như sý kiến của những nhà làm luật đã đưa ra một số lý do có thể cho sự thắc mắc trên như sau:

– Việc mua bán dâm đã được tồn tại từ rất xa xưa, là sự trao đổi giữa các bên. Một bên bỏ ra tiền, tài sản để nhận được một sự thỏa mãn (quan hệ tình dục). Bên còn lại tự nguyện trao đi những gì mình có (thân thể của mình) để nhận lại một giá trị. Giữa hai bên có dạng quan hệ tương tự như quan hệ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện một công việc. Hai bên có sự tự nguyện nên sự ảnh hưởng tới chính lợi ích các bên cũng hạn chế. Có hay chăng thì chỉ là sự không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Còn đối với hành vi môi giới mại dâm, lúc này không chỉ còn là quan hệ giữa hai bên thỏa thuận mà xuất hiện thêm bên thứ 3. Bên này với mục đích kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho các bên thực hiện việc mua bán dâm. Hành vi của bên thứ 3 này chính là sự chà đạp lên nhân phẩm, đạo đức của người bán dâm khi lấy việc họ bán dâm làm hoạt động kinh doanh để kiếm lời cho chính bản thân họ. Trong khi đó pháp luật bảo vệ quyền về danh dự, nhân phẩm của con người. Các đối tượng môi giới mại dâm lại xâm phạm đến quyền nhân phẩm của người khác nên việc khởi tố hình sự với người môi giới cũng được xem là hợp lý.

– Môi giới mại dâm còn làm tăng số vụ mua, bán dâm xảy ra.

Thông thường, nếu chỉ bán dâm đơn thuần thì người bán dâm sẽ thực hiện số lượng giao dịch không quá lớn. Nhưng nếu thông qua việc môi giới bán dâm, người môi giới thường có các kỹ năng, nhiều khi họ còn lập ra cả tổ chức, hệ thống bộ máy, có sử dụng các thiết bị kỹ kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho việc tìm các đối tượng nhanh chóng, có mạng lưới liên kết với các đối tượng. Từ đó kích thích hoạt động mua bán dâm xảy ra.

– Người môi giới thường ra “giá” bán dâm với người bán dâm thường rất cao. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số tiền đó được đưa lại cho người bán dâm còn lại người môi giới sẽ giữ. Nhưng vì qua tổ chức môi giới sẽ giúp người bán dâm tìm được nhiều “giao dịch” hơn, nên họ cũng ngầm chấp nhận dù chịu thiệt rất nhiều.

Vi deo tư vấn của Luật sư X về Tại sao bán dâm bị xử phạt hành chính còn môi giới mại dâm thì bị truy cứu TNHS?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Tại sao bán dâm bị xử phạt hành chính còn môi giới mại dâm thì bị truy cứu TNHS?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục sang tên đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ, công chức tham gia hoạt động môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào?

Cán bộ, công chức tham gia hoạt động môi giới mại dâm tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định ở trên. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi môi giới mại dâm thì trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan nhà nước hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi nào bán dâm thì phạm tội?

Theo Điều 148 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội lây truyền HIV cho người khác như sau:
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi;
c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
d) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Do đó nếu người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV nhưng giấu người mua dâm và vẫn thực hiện mua bán dâm khiến người mua dâm bị nhiễm HIV thì người bán dâm sẽ phạm tội lây truyền HIV cho người khác.

Mua dâm người 14 tuổi có phạm tội?

Theo quy đinh tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 thì khi quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì dù có được sự đồng ý của người đó thì vẫn phạm tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Do đó dù người mua dâm có trả tiền cho người bán dâm và hai bên tự nguyên nhưng nếu người bán dâm chưa đủ 16 tuổi thì người mua dâm vẫn bị truy cứu hình sự về tội Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.