Làm việc part time có được đóng Bảo hiểm xã hội?

10/09/2022
443
Views

Xin chào luật sư. Cháu hiện là sinh viên và đang làm việc bán thời gian (part time) cho một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Vậy xin hỏi cháu có được đóng bảo hiểm xã hội hay không? Nếu có thì tiền đóng bảo hiểm xã hội trong một tháng được xác định như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp cháu vấn đề này ạ.

Đóng bảo hiểm xã hội luôn là vấn đề hàng đầu mà người lao động quan tâm. Vì khi được đóng bảo hiểm thì người lao động mới được hưởng các chế độ của bảo hiểm như chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ trợ cấp thất nghiệp hay lĩnh tiền bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó nhiều người thắc mắc rằng khi thuộc những đối tượng nào sẽ được đóng bảo hiểm xã hội? Những ai không được đóng bảo hiểm xã hội? Liệu chỉ làm các công việc part time, bán thời gian có được đóng bảo hiểm xã hội hay không? Tỷ lệ, mức đóng bảo hiểm xã hội với người lao động được xác định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Làm việc part time có được đóng Bảo hiểm xã hội?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Làm việc part time là gì?

“Part time” là hình thức làm việc bán thời gian, làm việc trọng trọn thời gian. Những người làm việc theo giờ hoặc theo ca chính là những nhân viên part time. Thời gian mỗi ca làm của các nhân viên part time thường cho các tổ chức, doanh nghiệp mà họ làm việc quy định.

Những đối tượng chọn hình thức làm việc part time thường là những người không có nhiều thời gian rảnh rỗi, không thể dành cả ngày để làm 1 công việc full time. Họ sẽ tranh thủ thời gian rảnh trong ngày để làm các công việc bán thời gian nhằm kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, họ cũng có thêm được nhiều kinh nghiệm hay ho để phục vụ cho quá trình tìm việc về sau của họ. Công việc bán thời gian khá linh động khi người làm việc có thể lựa chọn thời gian làm việc phù hợp với thời gian của mỗi người.

Thời gian các ca làm của mỗi nơi làm việc có thể khác nhau đôi chút, thường sẽ rơi vào khoảng 4 -5 tiếng/ca/ngày đồng nghĩa là khoảng 25 – 30 tiếng/tuần.

Tuy nhiên do thời gian làm việc ít hơn những người làm việc bình thường, chính vì vậy mà quyền lợi rành cho những người làm việc part time cũng không được như những người làm việc trọn thời gian tại các nơi làm việc.

Tùy thuộc vào sự thỏa thuận làm việc của các bên mà hợp đồng làm việc part time có thể là hợp đồng làm việc xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc thực hiện một công việc nhất định những trong nội dung hợp đồng sẽ ghi cụ thể về thời gian ca làm việc, thời giờ làm việc.

Làm việc part time có được đóng Bảo hiểm xã hội?

Để biết được người làm việc partime có được đóng bảo hiểm xã hội không thì ta cùng đi tìm hiểu về các đối tượng được và không được đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

Đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội

Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

Những đối tượng không được đóng bảo hiểm xã hội

Bên cạnh việc quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thì Luật bảo hiểm xã hội cũng quy định về các đối tượng không được đóng bảo hiểm. Theo 3, 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội thì:

“3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.”

Theo đó nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (trừ nghỉ thai sản) hoặc người lao động làm việc theo hợp đồng lao động này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động (trừ hợp đồng giao kết đầu tiên) thì sẽ không thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội.

Làm việc part time có được đóng Bảo hiểm xã hội?

Căn cứ vào các quy định ở trên thì làm việc partime sẽ là làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn, không xác định thời hạn, làm việc theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định tùy vào sự thỏa thuận của các bên. Do đó người làm việc bán thời gian vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, sẽ có 2 trường hợp mà người lao động part time không được đóng Bảo hiểm xã hội:

  • Hợp đồng lao động dưới 01 tháng thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, nếu người lao động không làm việc; và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Ngoài ra, còn một trường hợp nữa mà người lao động part time không đóng bảo hiểm xã hội. Nếu điều kiện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về thời hạn hợp đồng nhưng mức lương lại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng thì người lao động cũng không được đóng bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, cho dù là làm part time thì bạn vẫn có thể được đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng, mà cụ thể là thời hạn và mức lương. Trên thực tế, quyền lợi này thường bị chủ lao động bỏ qua và người lao động do không biết hoặc vì ở thế yếu nên cũng chấp nhận như vậy.

Trong trường hợp của bạn, bạn kỹ hợp đồng làm việc bán thời gian với cửa hàng tạp hóa trong thời hạn 12 tháng. Do đó bạn hoàn toàn đủ điều kiện để được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó số tiền bảo đóng bảo hiểm xã hội sẽ tương ứng với mỗi đối tượng và được tính bằng công thức sau đây:

Tiền bảo hiểm phải đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm (x) Mức tiền lương hàng tháng

Trong đó tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội sẽ khác nhau giữa người lao động và người sử dụng lao động và được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội

Theo pháp Điều 85, 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm với tỷ lệ như sau:

– Mức đóng đối với người lao động:

+ Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

+ Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội, mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

Mức đóng với người sử dụng lao động:

+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

+ Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo đó có thể tổng hợp mức đóng bảo hiểm theo bảng dưới đây:

Làm việc part time có được đóng Bảo hiểm xã hội?
Làm việc part time có được đóng Bảo hiểm xã hội?

Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động

Tiền lương làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội là lương hàng tháng mà người lao động được nhận. Trong đó bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Mức tiền lương sẽ dựa vào hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Làm việc part time có được đóng Bảo hiểm xã hội?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục sang tên đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt như thế nào?

Theo Khoản 5, 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Theo đó tùy thuộc vào số người không được đôgns bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp không đóng bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo mức trên.

Mức đóng và phương thức đóng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Theo Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về vấn đề này như sau:
 “Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.”

Người lao động làm việc tại nhiều doanh nghiệp thì đóng bảo hiểm tại đâu?

Theo Khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội quy định:
“4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.”
Theo đó trường hợp bạn làm việc tại nhiều doanh nghiệp và thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ chỉ đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp mà bạn ký kết hợp đồng lao động đầu tiên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.