Người nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không?

08/08/2022
316
Views

Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mắc vô sinh , hiếm muộn ngày cạng nhiều, chính vì vậy nhu cầu nhờ người mang thai hộ cũng được quan tâm nhiều hơn. Vậy chế độ thai sản cho người mang thai hộ được quy định như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Người nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ:

Căn cứ Khoản 2 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ, chúng tôi xin được cụ thể hóa quy định pháp luật về chế độ thai sản (người mẹ nhờ mang thai hộ) như sau:

  • Điều kiện hưởng: Bạn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: Khác với các trường hợp bình thường thì người mẹ nhờ mang thai hộ không phải trải qua thời kì mang thai vì vậy mà luật quy định, do đó bạn chỉ được nghỉ việc để chăm sóc con, cụ thể được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, bạn được nghỉ thêm 01 tháng; Trường hợp bạn không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Ngoài ra, nếu trong trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: Con dưới 02 tháng tuổi chết nghỉ 04 tháng tính từ ngày sinh con; con từ 02 tháng tuổi chết nghỉ 02 tháng từ ngày con chết.
  • Mức hưởng:“Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản” (Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014) và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của bạn.
  • Trợ cấp: Chỉ được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở trong trường hợp bạn không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản (người mẹ nhờ mang thai hộ):

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

  • Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

  • Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.
Người nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Người nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai (người mẹ nhờ mang thai hộ)

  • Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian hưởng chế độ thai sản(người mẹ nhờ mang thai hộ)

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.
  • Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội.

Các chế độ hưởng khác của lao động nữ mang thai hộ:

Quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:

  • Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;
  • Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội;

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản hay không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội đối với người mang thai hộ được quy định như thế nào?

Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

Mức tiền được hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào khi nghỉ thai sản?

Mức hưởng chế độ sinh con = {( Mbq6 ) / 30 ngày} x 100% x Số ngày nghỉ
Trong đó: Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Mức hưởng trợ cấp một lần = 2 tháng lương cơ sở

Hồ sơ hưởng chế độ người mang thai hộ

Người mẹ nhờ mang thai hộ chuẩn bị hồ sơ đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ thai sản bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
– Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
–  Bản sao giấy chứng tử (trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết);
–  Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con);
– Bản sao giấy chứng tử của con (trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết).

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.