Gửi hàng hoá xe khách cần phải cung cấp những thông tin gì?

08/08/2022
385
Views

Kinh doanh vận tải bằng ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Gửi hàng hoá xe khách cần phải cung cấp những thông tin gì?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Quy định chung trong công tác đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Thứ nhất, đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông;

Thứ hai, quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung:

  • Áp dụng đối với kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình; chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình ; tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với người lái xe, người điều hành vận tải;
  • Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.

Thứ ba, đơn vị kinh doanh vận tải

  • Sử dụng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 53; khoản 2, khoản 3 và khoản 5 điều 55, Luật giao thông đường bộ năm 2008; phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh) và có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe;
  • Không sử dụng xe ô tô khách giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi; 
  • Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;
  • Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe. Từ ngày 01/07/2022 việc cập nhật được thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ giao thông vận tải.

Thứ tư, đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục theo quy định tại Khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục sẽ quy định như sau:

  • Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 5 phút;
  • Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tổi thiểu là 15 phút.

   Thứ năm, Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe; quy định nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe, hướng dẫn lập, cập nhật lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe.

Gửi hàng hoá xe khách cần phải cung cấp những thông tin gì?
Gửi hàng hoá xe khách cần phải cung cấp những thông tin gì?

Gửi hàng hoá xe khách cần phải cung cấp những thông tin gì?

  • Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin sau: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chương minh thư hoặc số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Như vậy, từ ngày 01 tháng 9 năm 2022, khi muốn gửi hàng hóa trên xe khách thì người gửi bắt buộc phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến hàng hóa (tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/ số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận) cho tài xế.

  • Quy định về thiết bị giám sát hành trình xe

Nghị định 47/2022/NĐ-CP cũng bổ sung thêm quy định về việc lắp ráp thiết bị giám sát hành trình với xe ô tô, cụ thể:

Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.

Và từ ngày 01/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp ráp camera theo quy định của Nghị định 47, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Gửi hàng hoá xe khách cần phải cung cấp những thông tin gì?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giao hàng nặng toàn quốc bằng phương thức nào?

Đường bộ 
Hàng hóa sẽ được vận chuyển chủ yếu bằng xe khách, xe tải, các container chuyên dụng. 
Một số mặt hàng hay được chuyển bằng đường bộ là: sắt, thép, các thiết bị, đồ nội thất, …
Hình thức này là sự lựa chọn của nhiều khách hàng vì vận chuyển linh hoạt hơn nữa chi phí lại vô cùng hợp lý. 
Đường thủy  – Với đường thủy, mặt hàng được chuyển nhiều là: vật liệu xây dựng, đồ nội thất lớn, các hàng nhập khẩu siêu trọng, … Tuy nhiên bạn nên cân nhắc vì giao hàng bằng đường thủy thời gian khá lâu do tốc độ tàu trên biển không lớn. 
Đường sắt – Khách hàng thường chọn đường sắt để vận chuyển các phương tiện giao thông như xe đạp điện, xe máy, các thùng hàng đồ khô. Đường sắt có giá cước thấp hơn hẳn so với 3 hình thức vận chuyển kia. Tuy nhiên thì hình thức này không được linh hoạt và thời gian bị đánh giá là khá lâu. 
Đường không  – Đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất, an toàn nhất. Có thể giao hàng được với các thực phẩm tươi sống, cần đông lạnh tốt. Bên cạnh đó thì giá cước lại cao và thường bị hạn chế về mặt khối lượng và kích thước. 

Thời gian vận chuyển hàng (vận tải ) mất bao lâu: nó bao gồm nhận hàng và trả hàng

Thời gian vận chuyển tùy từng vùng miền mà có thời gian vận chuyển dài hay ngắn.
Ví dụ: Thời gian vận chuyển từ SG (HCM) ra Đà Nẵng 2 ngày cho xe tải
Thời gian vận chuyển từ SG( hcm ) ra Hà Nội 3 ngày cho xe tải

Đóng gói hàng hoá gửi đi như thế nào cho an toàn?

Khi vận chuyển hàng hoá, việc đóng gói hàng hoá đúng quy định rất quan trọng. Việc đóng gói đảm bảo sẽ giúp hàng hoá được vận chuyển nhanh hơn, an toàn và chính xác hơn.
Đối với các hàng hoá thông thường như (Quần áo): Quý khách cần bao gói ni lông, đóng gói vuông vắn và dán băng dính cẩn thận
Đối với các hàng hoá như đồ gia dụng, giầy dép: Quý khách hàng cần cho vào thùng caton và dán băng dính cẩn thận
Đối với các hàng hoá giá trị cao, đồ điện tử: Quý khách cần cho vào hộp caton hoặc hộp của nhà sản xuất, bao gói bằng túi ny lông và dán băng dính cẩn thận.
Đối với các hàng hoá dễ vỡ như đồ nhựa, đồ thủy tinh .vv..: Quý khách hàng cần cho vào thùng caton, chèn xốp và đệm mút để cho hàng hoá không xê dịch, tránh va đập và ghi rõ trên gói hàng là HÀNG DỄ VỠ – XIN NHẸ TAY

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.