Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm?

08/08/2022
Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm?
316
Views

Dạ thưa Luật sư, hiện tôi muốn hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực bảo hiểm nhưng chưa hiểu hết quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh này. Xin Luật sư hãy giải đáp giúp tôi để tôi thực hiện một cách hiệu quả và đúng theo quy định pháp luật ạ!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ cụ thể hơn Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000

Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Về khái niệm, căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về khái niệm kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Về nguyên tắc cơ bản, căn cứ tại Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) quy định về những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.

– Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.

Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm?
Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm?

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 về hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

– Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

– Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

+ Hợp đồng bảo hiểm con người;

+ Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

– Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.

– Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm

Về hình thức, theo Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về hình thức của hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Về nội dung, tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

– Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

+ Đối tượng bảo hiểm;

+ Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

+ Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

+ Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

+ Thời hạn bảo hiểm;

+ Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

+ Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

+ Các quy định giải quyết tranh chấp;

+ Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

– Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, căn cứ tại Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) cụ thể như sau:

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:

– Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;

– Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;

– Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.

Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 cụ thể như sau:

– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.

– Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

+ Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý.

+ Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định chung về hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm?″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, thuế môn bài của của chi nhánh hạch toán phụ thuộc mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu có thể khôi phục lại được không?

– Theo luật Kinh doanh Bảo Hiểm, người mua bảo hiểm có quyền yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày hợp đồng bị vô hiệu hóa. Điều này nhằm duy trì quyền lợi bảo vệ cho người tham gia, cho đến khi đáo hạn hợp đồng.
– Điều kiện khôi phục hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Bản Quy tắc và Điều khoản của hợp đồng, bao gồm:
+ Người tham gia/người được bảo hiểm phải gửi yêu cầu khôi phục tính hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản mẫu và chờ công ty bảo hiểm xem xét.
+ Thời điểm khôi phục hiệu lực hợp đồng phải trước ngày kết thúc hợp đồng.
+ Người được bảo hiểm phải cung cấp bằng chứng về tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều kiện được bảo hiểm theo quy định của công ty.
+ Thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm quá hạn (tính đến ngày công ty chấp thuận khôi phục hợp đồng), nợ chưa trả và mức lãi suất do doanh nghiệp bảo hiểm công bố.

Không đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn có bị mất hiệu lực đối với hợp đồng bảo hiểm không?

Khi nhu cầu mua bảo hiểm tăng cao, nhiều công ty đã linh hoạt trong chính sách đóng phí, cho phép người tham gia chi trả định kỳ theo tháng/quý/năm. Tuy nhiên, do chưa thật sự hiểu rõ nghĩa vụ đóng phí nên nhiều người đã không thanh toán phí bảo hiểm đều đặn cho công ty.
Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định, nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí đúng hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể gia hạn đóng phí tối đa là 60 ngày, nhằm giúp người tham gia có thời gian chuẩn bị tài chính. Trong quá trình gia hạn, hợp đồng bảo hiểm vẫn duy trì hiệu lực, tức là người mua được hưởng quyền lợi bảo hiểm nếu rủi ro xảy ra.
Tuy nhiên, nếu hết thời gian gia hạn mà người tham gia vẫn chưa đóng phí thì phát sinh hai trường hợp sau:
– Một là, hợp đồng bảo hiểm không có giá trị hoàn lại, đồng nghĩa hợp đồng bị vô hiệu và người tham gia không được hoàn phí bảo hiểm đã đóng.
– Hai là, khi hết thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm mà người tham gia vẫn chưa đóng phí và cũng không có yêu cầu chấm dứt hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ khấu trừ từ các khoản quyền lợi, bảo tức và lãi tích lũy chưa rút (nếu có) của hợp đồng. Từ đây phát sinh ra 3 trường hợp sau:
– Trường hợp mức phí đóng cho một kỳ lớn hơn giá trị của các khoản quyền lợi, bảo tức và lãi tích lũy chưa rút, khoản phí bảo hiểm còn thiếu sẽ tạm ứng tự động từ giá trị tiền mặt* trừ nợ (nếu có) của hợp đồng, khi đó hợp đồng tiếp tục có hiệu lực.
– Nếu giá trị tiền mặt trừ nợ vẫn không đủ để thanh toán mức phí một kỳ bảo hiểm, lúc này hợp đồng sẽ tự động chuyển đổi sang định kỳ đóng phí ngắn hơn (nhưng tối thiểu là hàng tháng) để tiếp tục tạm ứng từ giá trị tiền mặt trừ nợ (nếu có).
– Nếu giá trị tiền mặt trừ nợ (nếu có) không đủ đóng phí bảo hiểm hàng tháng, sau khi hết thời gian gia hạn đóng phí thì hợp đồng chính thức mất hiệu lực.

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào?

– Khi có sự thay đổi làm tăng các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tính tăng phí cho thời gian còn lại của hợp đồng nhưng bên mua không chấp nhận.
– Bên mua bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm trong thời hạn mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ấn định để bên mua thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.