Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông là gì?

10/01/2023
Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông
483
Views

Lượng cồn trong bia rượu sẽ làm người điều khiển phương tiện mất khả năng định hướng và điều khiển vận động, từ đó dẫn tới việc lái xe không an toàn, có thể gây mất an toàn giao thông. Tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia là vấn đề nhức nhối trong xã hội, đặc biệt là trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Cùng Luật sư 247 tìm hiểu tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông qua bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp Quý độc giả nhận ra những tác hại khôn lường của rượu bia, từ đó sử dụng hợp lí và an toàn.

Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông

Theo chuyên gia y tế, rượu bia là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia, nồng độ cồn trong rượu, bia, tác động vào thần kinh dễ khiến người điều khiển phương tiện không làm chủ được và gây ra tai nạn. Mặc dù ai cũng hiểu được những những đặc tính của rượu bia, tuy nhiên thực tế theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy, tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia vẫn luôn là vấn nạn gây ra hiểm họa khôn lường cho toàn xã hội.

Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt nghiêm khắc đối với người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn quá mức cho phép, thế nhưng các vi phạm về trật tự an toàn giao thông (ATGT) liên quan đến rượu, bia vẫn còn diễn ra và để lại những hậu quả nặng nề cho người tham gia giao thông.

Do không kiểm soát được nhận thức và hành vi bởi tác động của chất cồn trong cơ thể, người sử dụng rượu bia thường không làm chủ được tay lái, có xu hướng phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu đèn và hay ngủ gật khi đang điều khiển phương tiện dễ dẫn đến người điều khiển tự gây tai nạn (do tông vào dải phân cách, gốc cây, trụ điện, các xe khác đang dừng đỗ…) hoặc gây tai nạn với các phương tiện khác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các thương tật nặng nề, cái chết đau lòng cho người tham gia giao thông.

Luật giao thông đường bộ có quy định nghiêm cấm việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở, nhằm hạn chế, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho chính bản thân người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác trên đường.

Sở dĩ xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50mg/100ml do đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…Càng uống nhiều thì lượng cồn trong bia rượu sẽ khiến hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Từ đó dẫn tới việc lái xe không an toàn, không còn xử lý tình huống được như ý muốn nữa gây mất an toàn giao thông. Nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79mg/100ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần. Và nếu từ 80mg/100ml máu trở lên thì nồng độ cồn này đủ khả năng gây cho người điều khiển phương tiện giao thông mất tầm kiểm soát và có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Uống bao nhiêu rượu bia thì được tham giao giao thông?

Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông
Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Một đơn vị này tương đương một ly rượu mạnh (40 độ, 30 ml); một ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); một vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml). Như vậy, mỗi người chỉ được uống từ 1 – 1,5 lon bia trước khi tham gia giao thông để tránh bị phạt. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy, khi tham gia giao thông, mỗi người cần phải tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản than, gia đình và cộng đồng đừng để quá đà, mải mê trên bàn nhậu dẫn đến việc rượu bia “điều khiển” bản thân. Mỗi người phải tự ý thức tiết chế sử dụng rượu bia, tránh gây những hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội, tốt nhất là thực hiện khẩu hiệu “đã uống rượu bia, thì không lái xe” để giúp mọi người tham gia giao thông an toàn.

Quy định xử phạt với hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:

Đối với xe đạp, xe đạp điện

+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng;
+ Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
+ Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy 

+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
+ Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dụng

+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
+ Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Đối với xe ô tô 

+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
+ Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng;
+ Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ có thời hạn tùy từng trường hợp.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật giao thông đường bộ Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật giao thông vận tải Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn mất bao nhiêu tiền một cách nhanh chóng… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Địa điểm nào không được uống rượu, bia?

1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học.
2. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.
4. Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
5. Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
6. Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.
7. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.