Hạch toán tiền thưởng doanh số năm 2023 như thế nào?

10/01/2023
Hạch toán tiền thưởng doanh số năm 2023 như thế nào?
485
Views

Hiện nay, tại các doanh nghiệp thường có chính sách xúc tiến doanh số bán hàng và gia tăng năng suất của người lao động bằng việc thưởng tiền theo doanh số bán hàng. Tiền thưởng doanh số được hiểu là sự công nhận kết quả đóng góp và cũng là mục tiêu của các nhà đại lý và phân phối. Bên cạnh đó, nhà phân phối cũng quan tâm đến vấn đề tiền thưởng có cần phải xuất hoá đơn hay không? Vậy việc trả lương theo doanh số có được tính vào chi phí hợp lý được trừ không và việc hạch toán tiền thưởng doanh số được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về chi phí được trừ như thế nào?

Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định về các chi phí được trừ như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Bên cạnh đó, điểm 2.5 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC cũng quy định về chi phí không được trừ như sau:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

Vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì nếu muốn đưa khoản chi tiền thưởng đó vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (Chi tiền thưởng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh)

– Khoản chi tiền thưởng doanh số đó phải được quy định cụ thể về điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các văn bản sau: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính của công ty,….

– Có hợp đồng lao động

– Có chứng từ thanh toán (Phiếu chi, ủy nhiệm chi,…)

– Có thang bảng lương, biên bản đối chiếu, tra soát doanh số.

Hạch toán tiền thưởng doanh số như thế nào?

Điều 53, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hạch toán phải trả người lao động như sau:

“Điều 53. Tài khoản 334 – Phải trả người lao động

Hạch toán tiền thưởng doanh số năm 2023 như thế nào?
Hạch toán tiền thưởng doanh số năm 2023 như thế nào?

1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

2. Kết cấu và nội dung phản ảnh của tài khoản 334 – Phải trả người lao động

Bên Nợ:

– Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

– Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có:Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;”

Việc chi tiền thưởng cho nhân viên vượt doanh số bán hàng nên phải đưa vào chi phí bán hàng. Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về tài khoản 641 – chi phí bán hàng như sau:

“Điều 91. Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…

b) Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

c) Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Trong trường hợp sử dụng bút toán Nợ 641/Có 334 theo quy định tai điểm a khoản 3 Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

“a) Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện…) cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán các sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có các TK 334, 338,…”

Nhận tiền thưởng doanh số có phải xuất hóa đơn không?

Về vấn đề chính sách thuế đối với các khoản thưởng doanh số, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 69565/CT-TTHT giải đáp thắc mắc, cụ thể, Cục thuế TP Hà Nội đã trả lời nguyên tắc như sau:

  • Trường hợp khoản chi thưởng cho khách hàng đạt doanh số: Khách hàng lập chứng từ thu theo quy định, không phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo Khoản 1, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Công ty căn cứ vào mục đích chi tiền để lập chứng từ chi tiền.
  • Trường hợp chiết khấu thương mại, giảm giá niêm yết cho khách hàng với khối lượng lớn: Công ty lập hóa đơn bán hàng theo hướng dẫn tại Khoản 2.5, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Cụ thể, nếu công ty áp dụng hình thức chiết khấu thương mại đối với khách hàng căn cứ vào doanh số bán hàng hóa thì khoản chiết khấu thương mại đó được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng của lần mua cuối cùng hoặc điều chỉnh trên hóa đơn vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp khoản tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình chiết khấu bán hàng thì công ty được lập hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê số các hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền và tiền thuế cần điều chỉnh. Bên bán và bên mua căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu vào và đầu ra.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Hạch toán tiền thưởng doanh số năm 2023 như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn soạn thảo giấy quyết định ly hôn đơn phương cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Chi phí hợp lý được hiểu là như thế nào?

Chi phí hợp lý được hiểu là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động, doanh nghiệp sẽ thường phát sinh các chi phí sau: chi phí thuê văn phòng, chi phí mua máy tính, máy in, chi phí thuê nhân viên, chi phí xăng xe, chi phí văn phòng phẩm,….

Chi phí hợp lý cần đáp ứng điều kiện gì?

Những chi phí trong doanh nghiệp được tính là chi phí hợp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
– Các khoản chi thực tế có sự phát sinh liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
– Các khoản chi có các hóa đơn mua hàng, sử dụng dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng (đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng). Thêm vào đó là các chứng từ dùng để chứng minh cho việc thanh toán không sử dụng tiền mặt;
– Các khoản chi đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Những khoản chi phí nào không được coi là chi phí hợp lý?

Pháp luật hiện hành quy định về các loại chi phí không được tính vào chi phí hợp lý, cụ thể trong Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTCvà được sửa đổi theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC, cụ thể như sau:
– Chi phí liên quan tới các tài sản cố định
– Các chi phí liên quan đến tiền lương và tiền công
– Chi phí liên quan đến các chi phí lãi vay
– Chi phí liên quan đến sự chênh lệch của tỷ giá
– Các loại chi phí khác

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.