Từ 20h đến 21h có được quảng cáo rượu bia không?

16/08/2022
Từ 20h đến 21h có được quảng cáo rượu bia không?
467
Views

Quy định “không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18h đến 21h hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em” có đúng sự thật hay không, cũng là thắc mắc của nhiều bạn bạn đọc. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Từ 20h đến 21h có được quảng cáo rượu bia không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Rượu, bia là gì? Tác hại của rượu bia được hiểu như thế nào?

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì rượu, bia và tác hại của rượu, bia được quy định như sau:

  • Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
  • Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
  • Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
Từ 20h đến 21h có được quảng cáo rượu bia không?
Từ 20h đến 21h có được quảng cáo rượu bia không?

Từ 20h đến 21h có được quảng cáo rượu bia không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 về quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ, theo đó:

3. Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:

a) Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

b) Phương tiện giao thông;

c) Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

d) Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

Như vậy, với quy định nêu trên việc bạn muốn quảng cáo cho sản phẩm bia rượu có độ cồn dưới 5,5 độ vào khung giờ từ 20h đến 21h là không thể được.

Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu bia được hiểu như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 24/2020/NĐ-CP thì quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia được quy định như sau:

  • Có một trong các nội dung cảnh báo: “uống rượu, bia có thể gây tai nạn giao thông”, “uống rượu, bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi”, “người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia”;
  • Quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình, đài phát thanh, sản phẩm quảng cáo rượu, bia ghi âm, ghi hình phải đọc rõ nội dung cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản này với tốc độ đọc tương đương tốc độ đọc các nội dung khác trong cùng một quảng cáo;
  • Quảng cáo rượu, bia trên báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, đài phát thanh có hình, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác có hình ảnh, sản phẩm quảng cáo rượu, bia ghi hình phải thể hiện nội dung cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản này bằng chữ viết có màu tương phản với màu nền bảo đảm dễ nhìn, chiếm tối thiểu 10% diện tích quảng cáo. Trường hợp quảng cáo rượu, bia trên truyền hình thì cảnh báo bằng chữ viết phải thể hiện theo hết chiều ngang của màn hình;
  • Quảng cáo tại địa điểm kinh doanh rượu, bia phải có nội dung cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản này bằng chữ viết bảo đảm rõ nét, dễ nhìn hoặc bản ghi âm, ghi hình quảng cáo đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  • Quảng cáo rượu, bia khác ngoài các trường hợp quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản này phải có nội dung cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản này bằng chữ viết bảo đảm rõ nét, dễ nhìn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Từ 20h đến 21h có được quảng cáo rượu bia không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, nộp lại tờ khai quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để được cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên?

Tại Khoản 1 Điều 15 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 về quản lý kinh doanh rượu, cụ thể như sau:
1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;
c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu

Mức xử phạt các hành vi vi phạm về quảng cáo rượu, bia quy định như thế nào?

Mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.
Và tùy theo hành vi có thể bị xử phạt nặng hơn nữa

Quảng cáo rượu trên 15 độ sẽ có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Theo đó, hành vi vi phạm về quảng cáo rượu trên 15 độ có thể bị xử phạt với số tiền lên đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo như một biện pháp khắc phục hậu quả.
*Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 3 ĐIều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.