Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không theo quy định 2022

27/07/2022
Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không theo quy định 2022
470
Views

Quảng cáo là một hình thức truyền tải thông tin về các sản phẩm giữa người quảng cáo với các đối tượng khác nhau đặc biệt là người tiêu dùng. Như chúng ta đều đã biết, rượu bia là các đồ uống có cồn, có chứa các chất kích thích nên pháp luật có sự quản lý rất chặt chẽ đối với loại đồ uống này, từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến khâu kinh doanh hay sự tiêu dùng của người sử dụng. Tuy nhiên; khi lưu thông trên đường, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những chiếc taxi có dán hình quảng cáo rượu bia. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không? Luật sư X sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định pháp luật về nội dung quảng cáo

Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Các hành vi quảng cáo bị cấm:

  • Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
  • Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.
  • Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
  • Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên; các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
  • Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
  • Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
  • Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
  • Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.

Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:

a) Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

b) Phương tiện giao thông;

c) Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

d) Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

Như vậy, việc quảng cáo rượu, bia trên xe taxi là không được. Công ty sản xuất rượu bia H muốn ký kết hợp đồng quảng cáo bia trên taxi hãng xe của bạn thì bạn hãy từ chối ký kết để tránh vi phạm pháp luật.

Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không theo quy định 2022
Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không theo quy định 2022

Bị phạt bao nhiêu tiền khi quảng cáo rượu, bia trên xe taxi?

Theo Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia sau đây:

a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia;

c) Quảng cáo trong các sự kiện, trên các phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

d) Quảng cáo trên phương tiện giao thông;

đ) Quảng cáo trên báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;

e) Quảng cáo trên phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật;

g) Quảng cáo không có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật;

h) Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác mà không có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi, gỡ quảng cáo để loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền: Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, sẽ bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo rượu, bia trên xe taxi. Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu, bia có thời hạn 01 tháng đến 03 tháng và buộc thu hồi, gỡ quảng cáo.

Mức phạt đối với lỗi sử dụng rượu bia khi lái xe

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), tùy vào loại phương tiện điều khiển, nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở mà người vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với ô tô và các loại xe tương tự

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a khoản 10; điểm e, g, h khoản 11 điều 5, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng).
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm e khoản 8; điểm đ, e, g khoản 10 điều 6, người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm d, đ, e khoản 10 điều 7, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

Căn cứ điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 điều 8, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng).
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Trên xe taxi có được quảng cáo rượu bia không theo quy định 2022 “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến phí dịch vụ công chứng tại nhà, giải thể công ty, thành lập công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có các phương tiện quảng cáo nào?

1. Báo chí.
2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
5. Phương tiện giao thông.
6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao.
7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Các quy định khi sử dụng các phương tiện quảng cáo?

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin, chương trình hoạt động văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm;
– Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
– Đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có bắt buộc phải là thương nhân?

Kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại của thương nhân để thực hiện việc quảng cáo thương mại cho thương nhân khác.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.