Bình ổn giá là chính sách của nhà nước nhằm ổn định, điều hòa giá cả các mặt hàng trên thị trường. Nhiều người dân thắc mắc không biết danh mục hàng hoá dịch vụ nào được thực hiện bình ổn giá năm 2022? Liệu sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi có thuộc mặt hàng bình ổn giá không? Vi phạm quy định về bình ổn giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi bị xử phạt như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Bình ổn giá là gì?
Theo quy định, bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.
Có thể hiểu rằng bình ổn giá là biện pháp trực tiếp của nhà nước nhằm kiểm soát một số loại hàng hóa, dịch vụ (thông thường là thiết yếu như lương thực, nguyên liệu,…) nhằm đảm bảo sự cân bằng trong an sinh xã hội.
Khi nào thì thực hiện bình ổn giá?
Việc bình ổn giá được thực hiện khi xảy ra một trong hai trường hợp sau:
1. Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá có biến động bất thường:
a) Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý so với mức tăng hoặc giảm giá do tác động của các yếu tố hình thành giá được tính theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế – kỹ thuật hoặc phương pháp tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng hoặc giảm bất hợp lý trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế – tài chính, mất cân đối cung – cầu tạm thời;
2. Khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Danh mục hàng hoá dịch vụ thực hiện bình ổn giá năm 2022
Sẽ có một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt mà nhà nước sẽ can thiệp để định giá cần thiết tránh sự tác động của nhu cầu thị trường khi tăng một cách bất hợp lý. Theo quy định, hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá bao gồm:
a) Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut;
b) Điện bán lẻ;
c) Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);
d) Phân đạm urê; phân NPK;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;
e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
g) Muối ăn;
h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
i) Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
k) Thóc, gạo tẻ thường;
l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi có thuộc mặt hàng bình ổn giá không?
Căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nêu trên, sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc mặt hàng bình ổn giá.
Quy định này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi tiếp tục phải thực hiện biện pháp đăng ký giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá mặt hàng này. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải thực hiện công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, các nhân thuộc diện đăng ký giá và phải báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bình ổn giá về Bộ Công Thương.
Vi phạm quy định về bình ổn giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định, hành vi quy định về bình ổn giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi bị xử phạt như như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm báo cáo trong thời hạn dưới 05 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 10 ngày làm việc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này quá 10 ngày làm việc.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trích lập; sử dụng; kết chuyển hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không kết chuyển hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá theo quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và Khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
c) Buộc kết chuyển Quỹ bình ổn giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này.
Theo đó, tùy thuộc vào mức độ vi phạm về bình ổn giá mà chủ thể vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1.000.000 đến 60.000.000 đồng. Ngoài ra, còn áp dụng các biện pháp như buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá; buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và Khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh; buộc kết chuyển Quỹ bình ổn giá.
Những biện pháp bình ổn giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi hiện nay
Những biện pháp bình ổn giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi hiện nay được quy định như sau:
1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.
4. Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;
5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hoá tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
6. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;
7. Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Luật này.
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật có bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam không?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi có thuộc mặt hàng bình ổn giá không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện hành, Chính phủ là cơ quan quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá.
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải tất cả các loại sữa của trẻ em đều được xem là hàng hóa bình ổn giá. Chỉ có sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuối mới được xem là hàng hóa bình ổn giá.
Trong tình trạng dịch bệnh bùng phát như hiện nay, mặt hàng khẩu trang y tế được xem xét là mặt hàng cần thực hiện bình ổn giá. Theo đó, trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, ủy ban nhân cấp tỉnh có quyền quyết định biện pháp bình ổn giá cụ thể tại địa phương.