Bạn của tôi đã có chồng. Tuy nhiên người yêu cũ liên tục nhắn tin; yêu cầu bạn tôi phải đưa tiền cho anh ta ;nếu không sẽ tung ảnh nóng giữa hai người lên mạng và gửi cho chồng bạn tôi. Bạn tôi đã đưa tiền nhiều lần nhưng anh ta vẫn tiếp tục làm phiền và dọa sẽ tung ảnh. Bạn tôi vô cùng lo lắng, ăn ngủ không yên và thường xuyên bị hoảng loạn sợ hãi phải điều trị ở bệnh viện. Vậy cho hỏi việc sử dụng hình ảnh để đe dọa người khác này bị xử lý như thế nào? Bạn tôi cần phải làm gì trong trường hợp này. Mong luật sư giải đáp.
Quyền hình ảnh là một trong những quyền nhân thân của cá nhân; và được pháp luật bảo vệ. Do đó người nào tự ý sử dụng hình ảnh của người khác là trái phạm luật. Việc sử dụng hình ảnh người khác àm không xin hép diễn ra rất phổ biến mà nhiều người không nắm được mức độ nghiêm trọng của nó. Bên cạnh đó các đối tượng còn sử dụng hình ảnh người khác để đe dọa họ với nhiều mục đích khác nhau. Vậy sử dụng hình ảnh để đe dọa người khác bị xử lý như thế nào? Cần làm gì khi rơi vào trường hợp này? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Sử dụng hình ảnh để đe dọa người khác bị xử lý như thế nào?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Điều 32 BLDS 2015 quy định quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
“1.Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2.Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh; hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3.Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”.
Vì vậy, quyền đối với hình ảnh của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Không ai được sử dụng hình ảnh của cá nhân nếu không được người đó đồng ý; trừ một số trường hợp theo luật định.
Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm
Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những yếu tố gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân; thể hiện phẩm chất, đạo đức và giá trị của mỗi cá nhân. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Bên cạnh đó theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật dân sự cũng quy định:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Như vậy mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi vi phạm pháp luật; và tùy mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.
Đe dọa người khác bằng hình ảnh bị xử lý như thế nào?
Theo quy định trên việc sử dụng hình ảnh thông thường phải được sự đồng ý của người đó. Việc dọa tung ảnh nóng còn ảnh hưởng tới danh dự; nhân phẩm của người đó. Vì vậy khi dùng hình ảnh của người khác để đe dọa họ là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy mức độ, tính chất và mục đích của hành vi đe dọa; người vi phạm có thể bị xử lý bằng các hình thức sau:
Xử phạt hành chính
Với hành vi đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội; việc xử phạt hành chính sẽ thực hiện theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Về mức phạt hành chính, theo khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…
Theo quy định này, hành vi đe dọa tung ảnh nóng của người khác có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.
Xử lý hình sự
Do người này có hành vi chiếm đoạt tài sản nên người đó có thể bị truy cứu về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật hình sự. Cụ thể:
Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu tài sản.
Bồi thường thiệt hại
Nạn nhân có thể yêu cầu Tòa án buộc người này phải bồi thường thiệt hại cho mình. Do việc thường xuyên làm phiền và bị dọa tung ảnh nóng khiến nạn nhân hoảng loạn tâm lý phải điều trị bệnh viện.
Căn cứ vào Ðiều 584 Bộ luật dân sự năm 2015; mặc dù người vi phạm không có hành vi vật lý tác động trực tiếp đến nạn nhân; nhưng việc đe dọa khiến nạn nhân bị thiệt hại về sức khỏe; do đó người này phải bồi thường. Theo Ðiều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
-Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra người này còn phải chịu bồi thường bù đắp về tinh thần. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bị người khác đe dọa bằng hình ảnh thì cần làm gì?
Để bảo vệ bản thân; đầu tiên bạn cần khai báo với chính quyền, công an, cơ quan đoàn thể để tố cáo người vi phạm về vụ việc bị đe doa, cưỡng đoạt tài sản trên. Bạn hoàn toàn có thể tố cáo người này về hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác. Bạn nên làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết kèm theo chứng cứ mà bạn có được như ảnh chụp các tin nhắn, các lần giao tiền; giấy tờ liên quan; người biết sự việc,… để cơ quan chức năng có căn cứ giải quyết.
Bên cạnh đó bạn có thể yêu cầu người này bồi thường cho bạn về hành vi của họ. Mức bồi thường và hình thức bồi thường do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự. Bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc khởi kiện trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Sử dụng hình ảnh để đe dọa người khác bị xử lý như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật tố cáo quy định: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Theo Khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 quy định: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.“
Với mức lương cơ sở hiện này là 1.490.000 đồng; thì bạn có thể yêu cầu tối đa là 74.500.000 đồng.
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là cá nhân được xác định như sau:
a) Thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
b) Thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thu nhập không ổn định theo mùa vụ được xác định là thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.