So sánh tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

10/08/2022
So sánh tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1131
Views

So sánh tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Tình trạng chung ở mọi quốc gia, nếu quyền lực không được kiểm soát, người có chức vụ, quyền hạn, do lòng tham, đạo đức xuống cấp và nhiều yếu tố khác, thường có xu hướng nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn nhằm có được một hoặc một vài lợi ích nào đó. Mặc dù tình trạng đấy xảy ra khá phổ biến nhưng lại ít người phân biệt dược giữa tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Luật sư 247 chúng tôi So sánh tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:

Căn cứ pháp lý

Khái niệm tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

– Khái niệm tội nhận hối lộ:

Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, họ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 500 ngàn trở lên hoặc dưới 500 ngàn nhưng vi phạm nhiều lần.
– Khái niệm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với ngưới khác để trục lợi là hành vi lợi dụng chức vụ của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có trị giá từ 500 ngàn đến 10 triệu hoặc dười 500 ngàn nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

So sánh tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
So sánh tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Giống nhau giữa tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

– Đều thuộc nhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng.

– Đều là loại tội phạm cấu thành vật chất.

– Xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước.

– Chủ thể phạm tội đều là chủ thể đặc biệt, ngoài điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ độ tuổi luật định giống như các chủ thể thường thì còn phải là người có chức vụ, quyền hạn.

– Xuất phát từ lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm.

– Đều có động cơ vụ lợi.

Khác nhau giữa tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Tiêu chíTội nhận hối lộTội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lýTội nhận hối lộ được quy định tại điều 354 BLHS năm 2015Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 355 BLHS năm 2015
Mặt khách quan  – Hành vi thuộc mặt khách quan của tội nhận hối lộ được thể hiện ở hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.
– Tuy nhiên, người phạm tội  có việc lợi dụng chức vụ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thì mới bị coi là nhận hối lộ. Nếu hành vi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn  thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là nhận hối lộ.
– Trực tiếp nhận hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ không thông qua người khác như: A đưa hối lộ cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản của B tại ngân hàng.
– Hành vi khách quan: hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt tài sản của người khác người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình mà để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản..
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thật với người khác nhưng vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra được đó là gian dối và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản.  
– Nếu người phạm tội không gian dối nhưng người bị hại vẫn tin mà giao cho tài sản và người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng sự tín nhiệm này mà chiếm đoạt tài sản của họ thì đây là thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.  
– Kết quả là nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân.  
– Phương tiện: chính là chức vụ, quyền hạn được lạm dụng để thực hiện hành vi
Mặt chủ quanNgười phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn nhận được của hối lộ.Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản để trục lợi thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản để trục lợi nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn nhận được tiền, tài sản hoặc lợ ích vật chất khác.
Hình phạtĐiều 354 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+) Lợi ích phi vật chất.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+) Có tổ chức;
+) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
+) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
+) Phạm tội 02 lần trở lên;
+) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
+) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
+) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; +) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
– Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Điều 355 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
– Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
+) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
+) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
+) Có tổ chức;
+) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
+) Phạm tội 02 lần trở lên;
+) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
+) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
+) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
+) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;
+) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
+) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000. 000.000 đồng trở lên;
+) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000. 000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.  

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “So sánh tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký cấp lại giấ kahi sinh online, công chứng ủy quyền tại nhà, mẫu tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức là gì?

 Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, bao gồm:
– Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng:

Hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau:
– Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn.
– Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao.
– Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng)
Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu đặc trưng trên thì không bị coi là hành vi tham nhũng mà bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khác.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.