So sánh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khấu trừ

06/10/2023
So sánh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khấu trừ
346
Views

Thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật là loại thuế đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông. Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ được pháp luật quy định mức thuế suất thuế gtgt khác nhau, có loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất 0%. Do đó, để tính thuế đúng, cá nhân, tổ chức chịu thuế phải tìm hiểu rõ các quy định pháp luật. Hiện nay, có hai cách tính thuế GTGT, đó là cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khấu trừ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin về hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 80/2021/TT-BTC.

So sánh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khấu trừ

Phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ là hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được pháp luật quy định. Theo đó, mỗi phương pháp sẽ có đối tượng áp dụng, hóa đơn sử dụng, công thức tính, mẫu tờ khai thuế khác nhau. Dưới đây là sự so sánh giữa phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ khi tính thuế GTGT.

 Phương pháp trực tiếpPhương pháp khấu trừ
Đối tượng áp dụng– Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
– Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
– Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
– Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định.
– Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
– Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí.
Hóa đơn sử dụngHóa đơn bán hàng 02GTTT3/001 (theo mẫu số 5.2 Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC )Hóa đơn GTGT 01GTKT3/001 (theo mẫu số 5.1 Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
Tính thuế GTGT Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % * Doanh thu
 Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế suất– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
– Không chịu thu
– Chịu thuế 0%
– Chịu thuế 5%
– Chịu thuế 10%
Khai thuế GTGTMẫu 04/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC)Mẫu 01/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC)

Vì một số doanh nghiệp có quyền được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp, nên câu hỏi mà doanh nghiệp luôn đặt ra là nên chọn cách tính nào để có lợi cho doanh nghiệp, số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất.

Khi nào nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp?

Mỗi phương pháp tính thuế GTGT sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, cá nhân, tổ chức khi tính thuế GTGT cần cân nhắc lựa chọn phương pháp nào giúp cho số thuế phải đóng nhỏ nhất có thể. Vì số thuế phải đóng càng nhỏ thì sẽ càng có lợi. Dưới đây là các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp.

Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra, do đó nếu áp dụng phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Thường là các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra).
Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khấu trừ
So sánh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khấu trừ

Khi nào cá nhân, tổ chức nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ?

Phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ đều có đối tượng áp dụng, công thức tính, hóa đơn sử dụng,… khác nhau. Do đó, không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng được phương pháp tính thuế khấu trừ. Dưới đây là các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ.

Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là khi thuế GTGT bán ra trừ thuế GTGT mua vào có sự chênh lệch không nhiều, vì vậy số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Thường là các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT. Các doanh nghiệp này có thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào.
  • Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp khấu trừ, các doanh nghiệp này không phát sinh số thuế GTGT phải nộp.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào và hóa đơn GTGT bán hàng tương ứng, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp). Nư vây, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp là không đáng kể.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khấu trừ. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ pháp lý chuyển đổi đất ao sang thổ cư. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đặc điểm:
– Thuế giá trị gia tăng (GTGT) chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
– Thuế GTGT là thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó (người chịu thuế là là người tiêu dùng, sử dụng – người nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh).

Hàng hóa, dịch vụ nào không chịu thuế giá trị gia tăng?

Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016-TTBTC, Thông tư 25/2018/TT-BTC) những hàng hóa, dịch vụ sau sẽ không chịu thuế GTGT:
– Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm < 100 triệu đồng.
– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
– Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng gồm: Trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống…
– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
– Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.
– Muối.
– Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
– Chuyển quyền sử dụng đất.
– Bảo hiểm gồm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người…
– Dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.
….
Lưu ý: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0%.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng là khi nào?

Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT như sau:
– Khai thuế theo tháng: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Khai thuế theo quý: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.