Xin chào luật sư. Tôi đang làm giảng viên tại một trường cao đẳng. Trong năm tôi dạy vượt định mức giờ giảng 20 giờ. Vậy cho hỏi số giờ dạy vượt định mức giờ giảng có được xem là dạy thêm giờ? Ngoài ra tôi còn là cố vấn học tập của một lớp thì định mức giờ giảng của tôi có được giảm hay không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Việc giảng dạy là việc lao động chính của những người làm nghề nhà giáo. Số giờ làm việc cũng như làm thêm giờ cũng phải đảm bảo theo luật lao động. Vậy việc giảng dạy của nhà giáo, công chức, viên chức được quy định như thé nào? Về định mức giờ làm việc và số giờ vượt định mức, giảm định mức giờ làm quy định ra sao? Việc trả lương với số giờ vượt định mức như nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Số giờ dạy vượt định mức giờ giảng có được xem là dạy thêm giờ?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH
Quy định về việc giảng dạy của nhà giáo, công chức, viên chức ngoài nhà nước
Chế độ làm việc của nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH.
Giảng dạy là công việc chính của các nhà giáo, tuy nhiên tùy thuộc vào chức vụ mà việc giảng dạy với các đối tượng này là khác nhau. Việc giảng dạy được tính trên giờ chuẩn đã được quy định. Trước khi tìm hiểu về việc giảng dạy của các nhà giáo này cùng tìm hiểu một số thông tin sau:
Theo Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định:
“1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học.
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn.
3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.”
Định mức giờ giảng của nhà giáo, công chức, viên chức
Điều 5, 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định về định mức giờ giảng dạy như sau:
Đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp
1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 430 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Hiệu trưởng, giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đặc điểm của từng mô-đun, môn học, trình độ của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
3. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
4. Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất.
5. Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh, sinh viên để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
a) Hiệu trưởng: 30 giờ chuẩn/năm;
b) Phó hiệu trưởng: 40 giờ chuẩn/năm;
c) Trưởng phòng và tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
d) Phó trưởng phòng và tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
đ) Viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh, sinh viên; khảo thí và bảo đảm chất lượng: 80 giờ chuẩn/năm.
6. Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
7. Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp
“1. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học:
Từ 500 đến 580 giờ chuẩn.
Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng mô-đun, trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
a) Giám đốc: 30 giờ chuẩn/năm;
b) Phó giám đốc: 40 giờ chuẩn/năm;
c) Trưởng phòng hoặc tổ trưởng hoặc tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
d) Phó trưởng phòng hoặc tổ phó hoặc tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
đ) Viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh: 80 giờ chuẩn/năm.”
Quy định về số giờ giảng dạy vượt định mức
Căn cứ Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ dạy thêm giờ như sau:
1. Trong năm học, nhà giáo, công chức, viên chức quản lý và viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng dạy có số giờ giảng dạy vượt định mức giờ giảng quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 5 và Điều 8 của Thông tư này thì được tính là dạy thêm giờ.
2. Đối với nhà giáo: Số giờ dạy thêm không vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
3. Đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng dạy: số giờ dạy thêm không vượt quá 1/2 định mức giờ giảng quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
4. Cách tính trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
Theo đó, nếu thời giang giảng dạy vượt định mức giờ giảng được quy định thì số giờ vượt định mức được tình vào số giờ dạy thêm. Ngoài ra việc dạy thêm giờ sẽ được trả lương theo như trên.
Tính lương với số giờ làm vượt định mức như thế nào?
Theo quy định trên thì số giờ giảng dạy vượt định mức giờ được tính là dạy thêm giờ. Do đó với số giờ này sẽ được tính lương làm thêm giờ. Việc tính lương này sẽ được xác định theo Bộ luật lao động.
Theo Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo đó tùy vào số giờ làm thêm và thời gian làm thêm mà mức lương sẽ được tính theo quy định trên.
Làm cố vấn học tập có được giảm định mức giờ giảng không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ giảm định mức giờ giảng như sau:
1. Nhà giáo làm công tác quản lý:
a) Nhà giáo làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc cố vấn học tập: Được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp;
b) Nhà giáo phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng thực hành: Có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng; không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng;
c) Nhà giáo kiêm phụ trách thư viện: Được giảm từ 15% đến 30% định mức giờ giảng;
d) Nhà giáo kiêm trưởng bộ môn và tương đương: Được giảm từ 15% đến 20% định mức giờ giảng;
đ) Nhà giáo là trưởng khoa, trưởng trạm, trại và tương đương: Được giảm 30% định mức giờ giảng; phó khoa, phó trưởng trạm, trại và tương đương được giảm 20% định mức giờ giảng.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, số lượng nhà giáo, số lượng học viên, học sinh, sinh viên và quy mô của thư viện, Hiệu trưởng, giám đốc quyết định tỷ lệ giờ giảm cho các chức danh trong quy định tại điểm c, điểm d khoản này.
Như vậy, cố vấn học tập sẽ được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp theo quy định trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Số giờ dạy vượt định mức giờ giảng có được xem là dạy thêm giờ?”. Nếu quý khách muốn tìm hiểu thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH:
Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 08 tuần, của viên chức quản lý có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 của Thông tư này là 06 tuần, bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
b) Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng, giám đốc bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.
Theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH về quy đổi hoạt động chuyên môn như sau:
3. Soạn đề thi, coi thi, chấm thi tốt nghiệp:
a) Soạn đề thi: 01 đề thi viết tự luận kèm theo đáp án được tính bằng 02 giờ chuẩn; 01 đề thi trắc nghiệm kèm theo đáp án được tính bằng 2,5 giờ chuẩn; 01 đề thi vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng 0,5 giờ chuẩn; 01 đề thi thực hành kèm theo đáp án được tính bằng 1,5 giờ chuẩn;
b) Coi thi: 01 giờ coi thi được tính bằng 0,5 giờ chuẩn;
c) Chấm thi: Thi viết tự luận, thi trắc nghiệm được tính 0,2 giờ chuẩn/bài; thi vấn đáp được tính 0,4 giờ chuẩn/học viên, học sinh, sinh viên; thi thực hành được tính 0,4 giờ chuẩn/học viên, học sinh, sinh viên.
Theo đó các hoạt dộng trên cũng được tính vào giờ làm việc tương đương giờ chuẩn.
Với lớp học lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên. Lớp học thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nghề.