Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

26/02/2022
Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
1743
Views

Có thể nói quy trình và sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng được coi là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Để có được một công trình chất lượng luôn đòi hỏi người chủ doanh nghiệp cần kiểm định, giám sát chất lượng. Vậy sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn

Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quản lý chất lượng đối với công trình xây dựng được xem là chủ thể hoạt động xây dựng thực hiện, chuẩn bị đầu tư khai thác và xây dựng công trình. Đây cũng là một trong những mục đích để đảm bảo những yêu cầu liên quan tới an toàn, chất lượng của công trình.

Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Các nhà thầu theo đó mà có những trách nhiệm sau:

– Lập danh sách và thông báo tới chủ đầu tư để hệ thống quản lý, chất lượng, chính sách nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

– Cần quản lý, tiếp nhận các mặt bằng xây dựng.

– Cần bố trí thiết bị thi công và nhân lực.

– Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra sản phẩm xây dựng, vật liệu và các thiết bị công trình, công nghệ trong nước trước khi thi công.

– Cần khắc phục và xử lý những khuyết điểm, sai sót liên quan tới vấn đề chất lượng thi công.

– Thực hiện một số trách nhiệm về quản lý chất lượng chế tạo, mua sắm, sản xuất vật liệu, thiết bị và vật phẩm dùng trong công trình.

-Cần kiểm soát chất lượng lắp đặt thiết bị và công việc xây dựng. 

– Thi công xây dựng đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận.

– Thực hiện quan trắc, trắc đạc, công trình theo đúng yêu cầu đề ra. 

– Báo cáo chất lượng cũng như tiến độ công trình. 

sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

– Cần lập bản vẽ hoàn công. 

– Hoàn trả di chuyển vật tư, mặt bằng, máy móc sau bàn giao, nghiệm thu công trình theo đúng yêu cầu.

– Cần lập nhật ký liên quan tới xây dựng, thi công công trình

– Yêu cầu chủ đầu tư về việc nghiệm thu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nghiệm thu.

Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng

Ngày 12 tháng 5 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng. Trong đó có đề cập đến khái niệm về “Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hành động kiểm soát của các cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng và điều luật khác gắn liền trong quá trình trước, trong và sau đầu tư xây dựng công trình, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các quy định về chất lượng và an toàn của công trình”

Điều 4 của Nghị định kể trên cũng đưa ra các nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng, đó là:

  • Công trình xây dựng luôn phải được kiểm tra liên tục, theo đúng các quy định có liên quan, để đảm bảo tính an toàn cho con người, tài sản và các công trình gần kề
  • Từng hạng mục sau khi tiến hành đầy đủ các công đoạn nghiệm thu, do người có trách nhiệm và quyền lực ký kết văn bản, mới được phép đưa vào hoạt động
  • Các nhà thầu tham gia vào quá trình xây dựng – bất kể chính hay phụ – đều phải xuất trình được các giấy tờ liên quan đến cấp phép xây dựng.
  • Chủ đầu tư phải có trách nhiệm trong việc sát sao công trình thi công đúng theo quy mô, hình thức quản lý, thỏa thuận giao – mời thầu
  • Cơ quan chuyên môn có chức năng hướng dẫn, cung cấp đủ loại giấy tờ nhằm hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sau khi đến giai đoạn nghiệm thu phải chủ động sát sao công trình, kiểm tra đầy đủ các tiêu chí đạt và chưa đạt.

Khi đó, Mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ bao gồm đầy đủ, chi tiết các giấy tờ, văn bản có liên quan trực tiếp đến quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Vì sao phải lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng?

Một công trình xây dựng hiệu quả thường có sự phối hợp của nhiều hạng mục và nhiều gói thầu khác nhau, chính vì thế việc lập ra một sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng nhằm đảm bảo đúng tiến độ công trình. Việc lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình mang ý nghĩa quan trọng và giúp ích cho nhà thầu và chủ đầu tư:

+ Đối với nhà thầu: sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp họ sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, qua đó làm tăng năng suất lao động của nhân công.

+ Đối với chủ đầu tư: Việc quản lý một công trình xây dựng thông qua sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp thỏa mãn được nhu cầu của họ.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo vệ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cấp phép bay flycam, cách dò mã số thuế cá nhân nhanh chóng, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm những mục nào?

Muốn quản lý chất lượng công trình xây dựng tốt thì phải trải qua tuần tự các bước: khảo sát – thiết kế – thi công – bảo trì – xử lý sự cố. Vậy nên mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng được chia nhỏ thành các mẫu như:
Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng;
Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình;
Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng;
Quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng;

Lợi ích khi có sơ đồ quản lý chất lượng công trình với chủ đầu tư là gì?

Nhà đầu tư có thể sử dụng sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng để giám sát được đơn vị thi công trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự án, công trình xây dựng. Đảm bảo cho công trình được bàn giao, đưa vào sử dụng đúng thời gian, đạt chất lượng theo yêu cầu đã đưa ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.