Khi nào kinh doanh bất động sản không phải lập doanh nghiệp?

26/02/2022
Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2020
699
Views

Ngay từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định mới với nhiều thay đổi liên quan đến chính sách về bất động sản. Những chính sách này sẽ tác động tương đối lớn đến thị trường bất động sản. Một trong các quy định mà người kinh doanh bất động sản cần chú ý là các trường hợp cần phải thành lập doanh nghiệp khi kinh doanh bất động sản. Vậy cụ thể các trường hợp này như thế nào? Quy định ra sao. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết “Khi nào kinh doanh bất động sản không phải lập doanh nghiệp?. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là Kinh doanh bất động sản?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định:

Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Trong đó các loại bất động sản đưa vào kinh doanh theo Điều 5 Luật này bao gồm:

1. Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;

2. Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;

3. Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;

4. Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.

Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

Theo Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản; điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản như sau:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP cũng quy định:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ các trường hợp sau:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh bất động sản.

2. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thuộc diện có vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn pháp định.

Do đó khi muốn kinh doanh bất động sản các chủ thể phải đảm bảo được các điều kiện trên.

Khi nào kinh doanh bất động sản không phải lập doanh nghiệp?

Các chủ thể kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì mới được hoạt động. Một trong những điều kiện đó chính là việc thành lập doanh nghiệp. Vậy với những chủ thể nào thì cần tiến hành doanh nghiệp? Và với Nghị định 02/2022/NĐ-CP mới ban hành quy định về vấn đề này cũng có sự thay đôi. Cụ thể:

Từ trước 1/3/2022

Theo Khoản 2 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014 có quy định:

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó tại Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định về các đối tượng này bao gồm:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất).

……..

5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà không phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.

6. Các cơ quan, tổ chức khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.

7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc sở hữu của mình.

Theo đó các đối tượng trên kinh doanh bát động sản quy mô nhỏ; không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp.

Kể từ 1/3/2022

Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/3/2022.

Theo điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại khoản 2 điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014; bao gồm:

1. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định của pháp luật.

…….

5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.

6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ ngày 1/3/2022, trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng sẽ vẫn phải thành lập doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện tại điều 4 của Nghị định 02/2022/NĐ-CP.

Hiện hành; theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP thì trường hợp nêu trên không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Khi nào kinh doanh bất động sản không phải lập doanh nghiệp?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những loại bất động sản nào được đưa vào kinh doanh?

Theo đó, Điều 5 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định về các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh bao gồm:
– Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;
– Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;
– Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;
– Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.

Bất động sản là đất đưa vào kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì?

Điều kiện của đất đưa vào kinh doanh theo Khoản 2 Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản như sau:
2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.