Số điện thoại cơ sở bảo trợ xã hội tại Hà Nội

25/01/2022
Số điện thoại cơ sở bảo trợ xã hội tại Hà Nội
1250
Views

Hà Nội một thành phố thủ đô của Việt Nam nơi các hoạt động sống vô cùng sôi nổi. Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thì còn rất nhiều các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn từ trẻ nhỏ tới người già cần giúp đỡ. Một trong những nơi mà họ có thể nương tựa chính là các cơ sở bảo trợ xã hội. Các cơ sở này được thành lập theo quy định nhà nước để giúp đỡ, bảo trợ các đối tượng trên.Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều người cơ cực cần sự giúp đỡ nhưng không biết phải làm cách nào? Họ muốn tới các trung tâm bảo trợ, nhận sự tư vấn, giúp đỡ nhưng không biết liên hệ? Địa chỉ và sô điện thoại để liên lạc với các cơ sở đó? Sau đây Luật Sư X sẽ chỉ cho bạn về Số điện thoại cơ sở bảo trợ xã hội tại Hà Nội.

Cơ sở bảo trợ xã hội là gì?

Thuật ngũ cơ sở bảo trợ xã hội; hay theo luật còn gọi là cơ sở trợ giúp xã hội ở Việt Nam được chính thức sử dụng kể từ khi Nghị định số 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội có hiệu lực thi hành.

Cơ sở trợ giúp xã hội có thể được hiểu là nơi cung cấp các hình thức trợ giúp xã hội, giúp các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt tìm đến để nương tựa và vượt qua sự khắc nghiệt của cuộc sống. Cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập. Trong đó, cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ; cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.

Mời bạn đọc xem thêm: Bắt trẻ em lang thang đi ăn xin có bị xử phạt không?

Các loại hình cơ sở bảo trợ xã hội

Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thành lập cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, trợ giúp đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội trên lãnh thổ Việt Nam. Cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, các loại hình cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:

  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
  • Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
  • Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở bảo trợ xã hội

Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội

Cơ sở có một số hoặc các nhiệm vụ sau:

  • Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp
    • Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;
    • Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác;
    • Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại.
  • Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.
  • Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.
  • Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
  • Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng.
  • Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.
  • Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.
  • Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
  • Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực
    • Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên;
    • Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
    • Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.
  • Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.
  • Phát triển cộng đồng
    • Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng;
    • Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền;
    • Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội.
  • Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.
  • Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
  • Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở.
  • Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

Quyền hạn của cơ sở trợ giúp xã hội

  • Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định.
  • Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
  • Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật,
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem thêm: 5 dịch vụ công trực tuyến về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong triển khai Nghị Quyết 68

Đối tượng phục vụ của cơ sở bảo trợ xã hội

Các cơ sở bảo trợ xã hội được thành lập với mục đích trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua sự khắc nghiệt của cuộc sống. Đây là những đối tượng đặc biệt, và theo quy định bao gồm các đối tượng sau:

  • Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
  • Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
    • Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân của nạn buôn bán người; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
    • Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.
  • Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Những người không thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện).
  • Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Tiêu chuẩn đối với cơ sở bảo trợ xã hội

Để đảm bảo tốt việc thực hiện bảo trợ xã hội, cơ sở cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

Điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực

Môi trường và vị trí

Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.

Cơ sở vật chất

Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:

  • Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.
  • Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
  • Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
  • Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

Nhân viên trợ giúp xã hội

Nhân viên trợ giúp xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây:

  • Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tượng;
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
  • Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng.

Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.

Tiêu chuẩn trợ giúp xã hội

Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở

Cơ sở bảo đảm có địa điểm thuận tiện, môi trường xanh, sạch và bảo đảm khuôn viên và nhà ở có yếu tố đặc thù, phù hợp với cơ sở ở khu vực nông thôn, miền núi và khu vực đô thị.

Cơ sở vật chất của cơ sở bảo đảm đạt các tiêu chuẩn về xây dựng, phù hợp với đặc điểm của đối tượng.

Tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng

Cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng để chăm sóc đối tượng, phù hợp với những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ khuyết tật, trẻ nhiễm HIV, trẻ bị ốm hoặc suy dinh dưỡng, người cao tuổi và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng.

Tiêu chuẩn về giáo dục và học nghề

Cơ sở bảo đảm cho đối tượng được học văn hóa, học nghề phù hợp với khả năng, nhu cầu và theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn về văn hóa, thể thao, thể dục và giải trí

Cơ sở bảo đảm cho đối tượng chăm sóc tại cơ sở tiếp cận về văn hóa, thể thao, thể dục và giải trí phù hợp với truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của đối tượng.

Thông tin về cơ sở bảo trợ xã hội tại Hà Nội

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có các cơ sở bảo trợ xã hội sau:

  • Trung tâm Bảo trợ xã hội I

Chức năng: tập trung, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục các đối tượng bảo trợ xã hội, người lang thang trên địa bàn thành phố

Địa chỉ: thôn Đồng Dầu, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nôi

Điện thoại: 043.8800052 – 043.9611543   Fax: 0439617215

Email: ttbtxh1_soldtbxh@hanoi.gov.vn

  • Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội

– Địa chỉ: Viên An, Ứng Hòa, Hà Nội

– Chức năng, nhiệm vụ

Chăm sóc, nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người tàn tật không nơi nương tựa; tập trung, tiếp nhận người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0433.771135 – 0433.771136

Email: ttbtxh2_ soldtbxh@hanoi.gov.vn

  • Trung tâm Bảo trợ xã hội III

– Chức năng, nhiệm vụ

Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Địa chỉ: số 3 TDP 3 Miêu Nha, phườngTây Mỗ, quận Nam Từ Liêm

Điện thoại: 0438390187

Email: ttbtxh3_soldtbxh@hanoi.gov.vn

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Số điện thoại cơ sở bảo trợ xã hội tại Hà Nội“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng với trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi là bao nhiêu?

Theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
Điều 6. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
– Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
– Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
Trong đó mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng là 360.000 đồng.

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là những ai?

Theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì:
Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là vợ, chồng hoặc các con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.