Tội buôn bán người bị xử phạt như thế nào?

25/01/2022
Tội buôn bán người bị xử phạt như thế nào?
829
Views

Buôn bán người từ bao lâu nay vẫn là một vấn đề vô cùng nhức nhối đối với các tỉnh miền cao, vùng sâu vùng xa,… Vậy theo quy định của pháp luật, buôn bán người là gì? Tội buôn bán người bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lí

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Hành vi buôn bán người được hiểu như thế nào?

Tại Điều 3 Nghị định thư Palermo của Liên hiệp quốc ngày 15/11/2000 mà Việt Nam tham gia ký phê chuẩn quy định khái niệm về buôn bán người như sau: 

a) “Buôn bán người ” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng  việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, lô lệ hay những hình thức tương tự lô nệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể.

b) Sự chấp thuận của một nạn nhân của việc buôn bán người đối với sự bóc lột có chủ ý  được nêu ra trong khoản (a) của điều này là không thích đáng nếu bất kỳ cách thức nào nêu trong khoản (a) đã được sử dụng.

c) Việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “Buôn bán người” ngay cả khi việc này được thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào được nói đến trong khoản (a) điều này;

d) “Trẻ em” có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi.

Tội buôn bán người theo quy định của pháp luật quốc tế?

Theo quy định tại khoản a Điều 2 Công ước ASEAN về phòng; chống buôn bán người; đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP); buôn bán người được hiểu là:  

“Việc tuyển dụng; vận chuyển; chuyển giao; chứa chấp hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc; bắt cóc; gian lận; lừa đảo; lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát người khác….”.

Như vậy; tội phạm buôn bán người được cấu thành bởi 3 yếu tố cơ bản sau:

  • Hành vi: thực hiện một trong các hành vi tuyển dụng; vận chuyển; chuyển giao; chứa chấp; tiếp nhận.
  • Thủ đoạn: đe dọa, sử dụng bạo lực, ép buộc, bắt cóc, lừa gạt; lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương (lợi dụng điểm yếu của nạn nhân); cho hoặc nhận tiền hay lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát đối với người khác (bố, mẹ, ông, bà, anh, chị… nạn nhân).
  • Mục đích: bóc lột nạn nhân (bóc lột có thể là khai thác sức lao động hoặc khai thác bản thân nạn nhân); bao gồm các hình thức bóc lột mại dâm hoặc các hành vi bóc lột tình dục khác; các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức; nô lệ hay những hình thức tương tự như khổ sai hay lấy các bộ phận của cơ thể.

Tội mua bán người bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật Việt Nam?

Khác với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam lại quy định về tội mua bán người. Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.

Tội mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ Luật Hình sự 2015, sử đổi, bổ sung năm 2017, với các khung hình phạt như sau:

Khung hình phạt thứ nhất

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; đối với các hành vi:

  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện 2 hành vi trên.

Khung hình phạt thứ hai

Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm; đối với các hành vi:

  • Có tổ chức;
  • Vì động cơ đê hèn;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
  • Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Đối với từ 02 người đến 05 người;
  • Phạm tội 02 lần trở lên.

Khung hình phạt thứ ba

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; đối với các hành vi:

  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
  • Đối với 06 người trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt quản chế; cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Tội buôn bán người bị xử phạt như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan; dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người cấu kết với người có chủ định buôn bán người bị phạt như thế nào?

Người cấu kết với người có chủ định buôn bán người có thể bị coi là đồng phạm về tội mua bán người. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm thì đồng phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù.

Dấu hiệu pháp lý tội mua bán người

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; đạt đổ tuổi pháp luật quy định.
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác đê đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.
Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.

Mẹ bán con mình cho người khác có thể bị xử lý ra sao?

Hành vi mua bán trẻ em; ở đây là hành vi của người mẹ bán chính con mình cho người khác; có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán người dưới 16 tuổi” với mức hình phạt cao nhất là tù từ 18 năm đến 20 năm, tù chung thân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.