Chế độ đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ?

30/01/2022
Chế độ đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ?
491
Views

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau muốn cần Luật sư tư vấn: Chồng tôi là sĩ quan đang công tác tại Ban chỉ huy quân sự quận; hiện tại vì lý do sức khỏe nên chồng tôi không thể tiếp tục phục vụ công tác tại đơn vị được nữa. Luật sư cho tôi hỏi chồng tôi có thể được hưởng những chế độ gì đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ? Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 21/2009/NĐ-CP

Chế độ đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ

Quy định chung

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP quy định về sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện nghỉ hưu; hoặc không chuyển ngành thì được thì phục viên về địa phương và được hưởng những chế độ sau:

  • Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề; hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ; ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
  • Được hưởng trợ cấp phục viên một lần; cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;
  • Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

Quy định khác

  • Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm; kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan; đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành.
  • Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.
  • Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm; kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực; nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội; thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.

Chế độ ưu đãi đối với sĩ quan phục viên

Chế độ ưu đãi đối với sĩ quan phục viên được quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:

Điều 8. Phục viên về địa phương

1. Sĩ quan QNCN thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện nghỉ hưu; nghỉ theo chế độ bệnh binh, không chuyển ngành được thì được phục viên về địa phương.

2. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành; khi phục viên sĩ quan, QNCN còn được hưởng các quyền lợi sau:

a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 6 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên. Được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ; ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;

b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần; cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng;

c) Được cấp tiền tàu xe (loại thông thường ) từ đơn vị về nơi cư trú.

Vi dụ minh họa

Ví dụ 3: Đồng chí Hoàng Tuấn Mạnh, 32 tuổi, thượng uý, trung đội trưởng, có thời gian công tác trong quân đội là 14 năm 02 tháng (được tính thâm niên nghề là 14%), do đơn vị sáp nhập, không điều chỉnh sắp xếp được, phục viên về địa phương kể từ ngày 01/4/2009. Tiền lương hiện hưởng của tháng liền kề trước khi đồng chí Mạnh phục viên là:

– Lương quân hàm Thượng uý (hệ số 5,00):

540.000 đ x 5,00 = 2.700.000 đồng

– Phụ cấp chức vụ (hệ số 0,20):

540.000 đ x 0,20 = 108.000 đồng

– Phụ cấp thâm niên nghề (14%)

2.808.000 đ x 14% = 393.120 đồng

Tổng số: 3.201.120 đồng/tháng

Khi phục viên, ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành; đồng chí Mạnh còn được hưởng chế độ trợ cấp phục viên từ ngân sách nhà nước như sau:

– Trợ cấp tạo việc làm: 540.000 đồng x 6 tháng = 3.240.000 đồng

– Trợ cấp phục viên một lần:

Thời gian công tác trong quân đội của đồng chí Mạnh là 14 năm 2 tháng; thời gian làm tròn để tính hưởng trợ cấp phục viên một lần là 14 năm.

Trợ cấp phục viên một lần của đồng chí Mạnh được hưởng:

3.201.120 đồng x 14 năm x 1 tháng = 44.815.680 đồng

– Tổng số tiền trợ cấp phục viên của đồng chí Mạnh được nhận là:

3.240.000 đồng + 44.815.680 đồng = 48.055.680 đồng

Phục viên về địa phương và chuyển ngành hoặc chuyển hướng làm việc khác

Điều 9. Phục viên về địa phương sau đó chuyển ngành; hoặc chuyển sang các doanh nghiệp; cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Đối với ngành, nghề hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Sĩ quan QNCN đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm (12 tháng); kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực; nếu chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan; đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ, chính sách như sau:

  • Được thực hiện chế độ, chính sách chuyển ngành hướng dẫn tại Điều 4 Mục 2 Chương này;
  • Khi thực hiện chế độ chuyển ngành phải hoàn trả lại tiền trợ cấp phục viên một lần hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 8 Mục này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận; không phải hoàn trả lại tiền trợ cấp tạo việc làm.

Đối với ngành, nghề không hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Sĩ quan, QNCN đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm; kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực; nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp; cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng các chế độ, chính sách như sau:

  • Không phải hoàn trả lại chế độ trợ cấp tạo việc làm, chế độ trợ cấp phục viên một lần đã nhận theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Mục này;
  • Nếu có nguyện vọng tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận.

Trách nhiệm của cơ quan trong việc ra quyết định phục viên

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cũ của sĩ quan, QNCN đã phục viên về địa phương (theo phân cấp quản lý); nếu cơ quan, đơn vị cũ đã giải thể; thì cơ quan, đơn vị cấp trên có trách nhiệm thu hồi quyết định phục viên và các khoản trợ cấp nêu trên theo quy định; đồng thời ra quyết định chuyển ngành hoặc đề nghị cấp trên ra quyết định chuyển ngành và nộp khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận lại thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên chính sổ bảo hiểm xã hội cũ của đối tượng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Chế độ đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hiểu thế nào về hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.

Giải ngạch dự bị là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 Giải ngạch dự bị là chuyển hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ra khỏi lực lượng dự bị của Quân đội nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.