Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?

14/08/2022
Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?
351
Views

Chào Luật sư, chồng tôi là sĩ quan huấn luyện chiến đấu trong quân đội. Hôm qua trong quá trình làm việc thì anh ấy bị thương. Theo kết quả của bệnh viện thì anh ấy bị thường 10%. Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh? Bị thương bao nhiêu phần trăm thì mới được xem là thương binh? Hiện nay thương binh là những ai theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Thương binh là gì?

Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm quân nhân, công an nhân dân, do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, hoặc làm nghĩa vụ quốc tế…mà bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp:

Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

-Điều kiện xác nhận là thương binh :

Căn cứ vào điều 27 Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định về các trường hợp được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh). Theo đó Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

-Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

-Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

– Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

– Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

-Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

– Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

– Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

 Không xem xét xác nhận thương binh đối với: Những trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị. Những trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?
Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?

Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?

Theo Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

h) Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì sĩ quan khi bị thương tật trên 21% do huấn luyện chiến đấu thuộc trường hợp xét Giấy chứng nhận thương binh. Do đó, đối chiếu với trường hợp của chồng bạn thì bị thương tật 10% chưa thuộc trường hợp xem xét là thương binh.

Điều kiện để hưởng chính sách như thương binh?

Theo Khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về điều kiện hưởng chế độ như thương binh:

2. Người không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh và cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

Theo đó, người không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân nhưng đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì vẫn có thể hưởng chính sách như thương binh.

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại Điều 25 Pháp lệnh này:

  • Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

  • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

  • Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
  • Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
  • Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Các chế độ ưu đãi cơ bản đối với thương binh

Căn cứ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 Điều 20: Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:

  • Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;
  • Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
  • Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
  • Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.
Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?
Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, hủy hóa đơn điện tử; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, in hóa đơn điện tử đăng ký mã số thuế cá nhân cho thuê nhà… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp lại giấy chứng nhận thương binh thế nào?

 – Đơn xin cấp lại giấy chứng nhận thương binh có xác nhận của UBND cấp xã;
– 02 ảnh của thương binh.

Luật quy định giấy chứng nhận thương binh là gì?

Giấy chứng nhận thương binh là tài sản quan trọng của người có công với cách mạng, giúp họ hưởng những quyền lợi xứng đáng với sự cống hiến của mình.

Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ thương binh gồm những gì?

Hồ sơ lập thành 01 (một) bộ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại thẻ thương binh, bệnh binh (có mẫu kèm theo).
– Thẻ thương binh gốc. ( nếu bị hư hỏng)
– Đơn đề nghị đính chính thông tin hồ sơ theo mẫu ( HS5) có xác nhận của UBND cấp xã và phòng LĐTBXH.
– Giấy khai sinh .
– Hình 2×3 (1 tấm)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.