Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không?

14/08/2022
Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không?
322
Views

Chào Luật sư chồng tôi có ý định kinh doanh dịch vụ lữ hành, Anh ấy đã có kinh nghiệm gần 10 năm trong việc đi tour. Không biết đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành cần đáp ứng những điều kiện gì? Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không? Kinh doanh dịch vụ lữ hành có khó không? Biện pháp ký quỹ có phải là biện pháp bảo đảm hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc việc Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi DN đóng trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không?
Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không?

Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ

Ký quỹ hoặc tiền gửi ký quỹ là hình thức gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn; hoặc không có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức tại Ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi tiền ký quỹ. Đây được xem là một hình thức đảm bảo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp đối với ngân hàng. Theo quy định, để thành lập doanh nghiệp lữ hành, khi làm thủ tục, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ tại ngân hàng.

Mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

Mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành quốc tế:

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp hoạt động.

Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không?

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành mới theo Nghị định số 94/2021/NĐ-CP như sau: Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20 triệu đồng (mức cũ là 100 triệu đồng). Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50 triệu đồng (mức cũ là 250 triệu đồng); kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng (mức cũ là 500 triệu đồng); kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng (mức cũ là 500 triệu đồng).

Từ ngày 1-1-2024, doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đổi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mức ký quỹ quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đổi…

Những điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?

Ngành nghề đăng ký:

Chỉ khi được Tổng Cục du lịch cấp Giấy phép thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế một cách hợp pháp.

Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.

Lưu ý: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có ngành nghề: Điều hành tua du lịch (Mã ngành 7912): Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã ngành 7912 trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần phải bổ sung ngành nghề này mới thực hiện được thủ tục cấp.

Phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế

Công ty có vốn Việt Nam khi được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện: Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.

Lưu ý: Khi doanh nghiệp được phép chỉ hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa thì trong mọi trường hợp không được kinh doanh lữ hành quốc tế; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Mức ký quỹ

Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP quy định Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.

Mức ký quỹ này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2023. Từ ngày 01/01/2024, mức ký quỹ dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

– Chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:

a, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b, Quản trị lữ hành;

c, Điều hành tour du lịch;

d, Marketing du lịch;

đ, Du lịch;

e, Du lịch lữ hành;

g, Quản lý và kinh doanh du lịch.

h) Quản trị du lịch MICE;

i) Đại lý lữ hành;

k) Hướng dẫn du lịch;

l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực:

m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch.

Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không?
Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Có bắt buộc ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành hay không?. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, in hóa đơn điện tử ; đăng ký mã số thuế cá nhân cho thuê nhà… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mục đích của việc ký quỹ là gì?

Mục đích của ký quỹ là giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp DN không thực hiện hoặc thực hiện không trọn vẹn nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc ký quỹ còn được hiểu là để xác định năng lực tài chính của DN, là sự cam kết trách nhiệm với du khách và cơ quan quản lý nhà nước. Thêm vào đó, phần lớn các nước trên thế giới quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải ký quỹ để hứa hẹn nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách du lịch trong trường hợp bị thiệt hại hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng tiền ngoại tệ được không?

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây đắp và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ thích hợp với quy định của pháp luật.

Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gì?

Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác thích hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.