Sao chép trái phép công thức cung cấp cho công ty khác bị phạt thế nào?

30/10/2021
Sao chép trái phép công thức cung cấp cho công ty khác bị phạt thế nào?
529
Views

Sao chép trái phép công thức cung cấp cho công ty khác bị phạt thế nào?

Công ty X sở hữu độc quyền công nghệ chế biến cà phê mang thương hiệu cà phê X. Công thức  được bà A – tổng giám đốc điều hành công ty nắm giữ và thiết kế riêng một quy trình bảo mật được chia thành nhiều phần. Những nhân viên trong công ty không được biết công thức; và không được phép ra vào khu vực định hình công thức trên. Hành vi Sao chép trái phép công thức cung cấp cho công ty khác bị phạt thế nào?  Hãy cùng Luật Sư 247 làm rõ vấn đề này trong trường hợp:

Năm 2017, công ty thuê anh B vào làm quản đốc phân xưởng sản xuất. Trong thời gian làm việc, B đã nhiều lần lẻn vào phòng tẩm ướp cà phê; và thành công sao chép công thức tẩm ướp cà phê xay của công ty X. Cuối năm 2018, B xin nghỉ việc và vào làm việc tại công ty T. B đã cung cấp cho công ty T công thức tẩm ướp cà phê của công ty X.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2009

Nghị định 99/2013/NĐ-CP

Bí mật kinh doanh là gì?

Theo khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2009: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”

Xâm phạm bí mật kinh doanh là gì?

Xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó; hành vi tiết lộ; sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh; hành vi vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt; lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận; thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó; hành vi tiếp cận; thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh,…

Các hành vi xâm phạm quyền kinh doanh?        

Căn cứ Điều 127 luật sở hữu trí tuệ 2009

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh; mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc; ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận; thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh; hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết; hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.”

Nhận xét về hành vi sao chép trái phép công thức cung cấp cho công ty khác

B làm việc và giữ chức vụ quản đốc phân xưởng sản xuất ở công ty X thời gian từ 2017 tới 2018. Mặc dù không thuộc chức năng; phận sự của mình nhưng đã có hành vi nhiều lần lẻn vào phòng tẩm ướp cà phê; và sao chép thành công được công thức tẩm ướp cà phê xay của công ty X. Hành vi trên đã vi phạm điểm a, khoản 1, điều 127 Luật sở hữu trí tuệ 2009.

Hành vi tiết lộ công thức độc quyền của công ty X cho công ty T của B; đã tiếp tục xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh của công ty X tại điểm b, khoản 1, điều 127 Luật sở hữu trí tuệ 2009.

Hành vi Sao chép trái phép công thức cung cấp cho công ty khác bị phạt thế nào?

Tùy theo mức độ xâm phạm của hành vi xâm phạm của B; có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự; hành chính hoặc hình sự (Khoản 1 Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009).

Biện pháp dân sự:

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

– Buộc bồi thường thiệt hại;

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm a, Khoản 15, Điều 14, Nghị định 99/2013/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng ;đối với một trong các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh theo quy định tại Điều 127 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009.

Xử lý hình sự:

Các hành vi xâm phạm đó của anh B có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự thì công ty X có thể tố giác các hành vi đó tới cơ quan điều tra để xử lý hành vi xâm hại bằng các biện pháp hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

+Các hành vi được xem là xâm phạm bí mật kinh doanh

+Các biện pháp bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

+Xâm phạm bí mật kinh doanh bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Sao chép trái phép công thức cung cấp cho công ty khác bị phạt thế nào?. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Bí mật kinh doanh là gì?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Thẩm quyền xử phạt với vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền gì?

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
– Bộc lộ; sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết; và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
– Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời