Hiện nay; như mọi người đều biết giá xăng dầu đang ở mức cao kỷ lục. Chính vì vậy; nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình trên; thực hiện sản xuất xăng dầu giả để thu lợi bất chính. Đặc biệt là vụ việc sản xuất dầu nhớt giả tại Đồng Nai vừa qua đã gây bức xúc dư luận. Vậy hành vi này bị xử lý như thế nào. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Sản xuất dầu nhớt giả bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tóm tắt vụ việc sản xuất dầu nhớt giả tại Đồng Nai:
Ngày 8/3/2022 vừa qua; Công an Đồng Nai đã ập vào ba cơ sở sản xuất của Nguyễn Thị Nho( 44 tuổi); trong khu đất quân đội quản lý; và đã phát hiện lượng lớn nhớt giả được tái chế để bán ra thị trường.
Lực lượng chức năng thu giữ hơn 5.000 xô, can; chai các loại nhớt nhãn hiệu Castrol, Honda, Yamaha, Shell; 134 thùng phuy chứa nhớt, 4 xe tải và nhiều tài liệu liên quan đến việc mua bán nhớt giả.
Theo cơ quan điều tra; bà Nho khai nhận mua dầu kém chất lượng, nhớt thải về tái chế; gắn nhãn mác các thương hiệu lớn đem đi tiêu thụ. Để tránh bị phát hiện; các xưởng sản xuất này được vây kín, có nhiều lớp cửa và người cảnh giới ngày đêm.
Sản xuất dầu nhớt giả bị xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào tính chất; mức độ nguy hiểm mà hành vi sản xuất dầu nhớt giả có thể bị xử phạt hanhg chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất hàng giả. Cụ thể mức phạt như sau:
Xử phạt hành chính
Căn cứ theo điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng: trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng: trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000: trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng: trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên; hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt
Mức phạt trên sẽ áp dụng gấp hai lần nếu thuộc một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
- Là thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; chất bảo quản thực phẩm; thuốc; nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Là thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; phân bón; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; giống cây trồng; giống vật nuôi;
- Là mỹ phẩm; trang thiết bị y tế; chất tẩy rửa; hoá chất; chế phẩm diệt côn trùng; diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; xi măng; sắt thép xây dựng; mũ bảo hiểm.
Hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài biện pháp phạt tiền như trên, pháp luật còn quy định một số hình phạt bổ sung như:
- Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
- Tịch thu phương tiện là công cụ; máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm.
- Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
- Đình chỉ hoạt động một phần; hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài ra, hành vi sản xuất bánh kạo giả còn phải chịu các biện pháp khắc phụ hậu quả
- Thứ nhất, buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi sản xuất bánh kẹo giả;
- Thứ hai, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sản xuất bánh kẹo giả.
Có thể bạn quan tâm:
- Livestream bán hàng giả thì bị xử lý như thế nào?
- Làm giả hợp đồng mua bán hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi sản xuất mỹ phẩm giả phạt tù bao nhiêu năm?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi sản xuất dầu nhớt giả cấu thành tội sản xuất; buôn bán hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Cụ thể có các khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây; nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này; thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Buôn bán qua biên giới;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết 02 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Sản xuất dầu nhớt giả bị xử lý như thế nào?“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể của tội sản xuất hàng giả không phải chủ thể đặc biệt; tức là bất cứ ai có khả năng chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi pháp luật quy định.
– Đây là tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
– Đối tượng tác động là hàng hóa được sản xuất buôn bán không phải là hàng chính hãng.
Câu trả lời là đúng; tội phạm được thực hiện dưới lỗi cố ý.
– Về hành vi: tự pha chế; chế biến; hay mua lại hàng giả để bán; nhặt được, xin được hàng giả rồi dùng để bán lại; dùng một lại hàng hóa khác để đổi lấy hàng giả;…
– Về hậu quả: gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội; ví dụ như: ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể là cả tính mạng của người trực tiếp sử dụng sản phẩm; gây mất lòng tin của người tiêu dùng đối với các nhãn hàng trên thị trường; ….