Việc sử dụng tín dụng cá nhân ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống. Dù mang tới sự tiện ích nhanh chóng và đa dạng tuy nhiên còn có nhiều rủi ro trong việc sử dụng tín dụng cá nhân. Vậy sản phẩm tín dụng cá nhân là gì? Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng tín dụng cá nhân? Làm thế nào để tránh gặp bất lợi cho bản thân? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Sản phẩm tín dụng cá nhân và những rủi ro xung quanh nó để bảo vệ quyền lợi của mình nhé!
Căn cứ pháp lý
Sản phẩm tín dụng cá nhân
Trước khi tìm hiểu khái niệm này, ta cần làm rõ bản chất của tín dụng. Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ vay mượn vốn. Theo đó trong quan hệ tín dụng, người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả khoản gốc và lãi sau một thời gian nhất định được thỏa thuận kể từ thời điểm cho vay vốn.
Tín dụng không chỉ bao gồm hoạt động cho vay tiền mà còn là vay mượn tài sản, hàng hóa.
Đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu sản phẩm tín dụng cá nhân là gì? Sản phẩm tín dụng cá nhân thường được nhắc đến ở đây chính là sản phẩm vay tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà đối tượng ở đây là các cá nhân.
Theo pháp luật hiện này thì cơ bản có hai loại hình thức cho vay tín dụng cá nhân đó là cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm. Từ đó cũng có các gói sản phẩm chuyên biệt như: cho vay ngắn hạn, cho vay theo ngày,… Các sản phẩm tín dụng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Các sản phẩm tín dụng cá nhân:
Cho vay cá nhân
Hiện nay, với lĩnh vực này phổ biến nhất là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống thường ngày; trong các hoạt động kinh doanh nhỏ, lẻ và áp dụng hầu hết cho mọi đối tượng khách hàng như:
– Cho vay bất động sản. Thường phục vụ nhu cầu mua nhà, đất và thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai.
– Cho vay bổ sung vốn cho hộ kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn đầu tư,…
– Cho vay mua ô tô thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Có thể chính là chiếc ô tô của người đi vay.
– Cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo): cho vay tiêu dùng, thấu chi.
– Cho vay kinh doanh chứng khoán.
– Cho vay du học: thanh toán học phí và sinh hoạt phí của du học sinh.
– Cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu,…
– Cho vay tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày ăn, mặc,…
– Và một số khoản vay nhằm mục đích khác.
Bảo lãnh cá nhân
Với loại hình này, có sự tham gia của bên được bảo lãnh (BĐBL); bên thứ ba-bên nhận bảo lãnh(BBL) và bên nhận bảo lãnh(BNBL). Bao gồm:
Bảo lãnh vay vốn
Là cam kết của BBL với BNBL về việc sẽ trả nợ thay cho BĐBL trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay.
Bảo lãnh thanh toán
Là cam kết của BBL với BNBL về việc sẽ thực hiện các nghĩa vụ thanh toán thay cho BĐBL trong trường hợp BĐBL không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận khi đến hạn.
Bảo lãnh dự thầu
Là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Là cam kết của BBL với BNBL bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của BĐBL theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp BĐBL vi phạm hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì BBL sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh đối ứng
BBL đối ứng cam kết với BBL về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với BBL trong trường hợp BBL phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho BĐBL là khách hàng của BBL đối ứng. BĐBL phải nhận nợ và hoàn trả cho BBL đối ứng.
Phát hành – thanh toán thẻ tín dụng
Ngân hàng cấp cho khách hàng là các cá nhân một thẻ tín dụng. Tuy nhiên vẫn chưa có lượng tiền thực tế được đem cho vay. Ngân hàng chỉ đảm bảo về quyền sử dụng một lượng tiền trong phạm vi cho khách hàng. Việc khách hàng có tiến hành vay hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng thẻ sau đó.
Có thể hiểu một cách đơn giản thẻ tín dụng là loại hình tín dụng mà khách hàng được quyền chi tiêu trước, trả tiền sau thông qua phương thức thanh toán bằng thẻ, với hạn mức do ngân hàng quy định.
Các thương hiệu thẻ tín dụng nổi tiếng trên toàn cầu bao gồm: Amex, Dinner Club, Master, Discover, Visa,…
Rủi ro tín dụng cá nhân
Rủi ro do thông tin bất cân xứng:
Khi thẩm định cho vay thì thông tin khách hàng là nhân tố quan trọng để ngân hàng quyết định. Từ đó có thể xác định tính hợp lý, hợp pháp nhu cầu vốn của khách hàng. Cùng với đó là khả năng trả nợ sau khi vay.
Đối với khách hàng mà đối tượng là tổ chức, việc nắm bắt thông tin khách hàng thuận lợi hơn so với cá nhân, bởi lẽ những thông tin của doanh nghiệp thường được công khai như: thông tin về Báo cáo tài chính, thông tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với các đối tác…Ngược lại, đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác.
Rủi ro tác nghiệp:
Xuất thân đã sở hữu đặc điểm của tín dụng cá nhân là loại hình tín dụng quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn. Để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng đòi hỏi phục vụ nhanh chóng từ cán bộ tín dụng. Do đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng các cán bộ thường hay chủ quan, thậm chí lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các quy định để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, hoặc thông đồng với khách hàng gây ra những tổn thất cho ngân hàng.
Tín dụng cá nhân gây tốn kém nhiều chi phí
Do là nhóm khách hàng có số lượng lớn và phân bố ở khắp mọi nơi nên để duy trì và phát triển tín dụng cá nhân sẽ rất tốn kém chi phí bỏ ra nhiều như :
– Mở rộng hệ thống mạng lưới, tiến hành nhiều hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại để tạo điều kiện tiếp cận, thu hút đối tượng khách hàng là cá nhân trên phạm vi thị trường rộng lớn.
– Mở các lớp đào tạo và phát triển nguồn nhân sự để có các kỹ năng tiếp thị, bán hàng tốt nhằm phục vụ khách hàng một cách hiệu quả, nhanh chóng, thuận lợi trong các hoạt động tín dụng ngân hàng.
– Các chi phí liên quan như: chi phí sinh hoạt cơ bản về điện, nước, tiền điện thoại, thuê văn phòng và một số chi phí phát sinh khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Sản phẩm tín dụng cá nhân và những rủi ro”. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời các bạn tham khảo thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Câu hỏi thường gặp
– Cho vay bất động sản: phục vụ nhu cầu mua nhà, mua đất (thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai), xây dựng, sửa chữa nhà.
– Cho vay bổ sung vốn cho hộ kinh doanh cá thể để mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn đầu tư,…
– Cho vay mua ô tô thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, có thể chính là chiếc ô tô của người đi vay.
– Cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo): cho vay tiêu dùng, thấu chi.
– Cho vay kinh doanh chứng khoán.
– Cho vay du học: thanh toán học phí và sinh hoạt phí của du học sinh.
– Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu,…
– Cho vay tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày ăn, mặc,…
– Và một số khoản vay nhằm mục đích khác.
Bảo lãnh cá nhân bao gồm các loại hình sau:
– Bảo lãnh vay vốn.
– Bảo lãnh thanh toán.
– Bảo lãnh dự thầu.
– Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
– Bảo lãnh đối ứng.