Trong một số trường hợp nhất định, người sử dụng lao động được quyền điều chuyển lao động từ công ty này sang công ty khác. Vậy theo quy định, Khi nào được ban hành quyết định điều chuyển từ công ty này sang công ty khác? Quyết định điều chuyển từ công ty này sang công ty khác có thời hạn tối đa là bao lâu? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều chuyển lao động là gì?
Pháp luật lao động hiện hành không đưa ra quy định cụ thể thế nào là điều chuyển lao động. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 thì điều chuyển lao động có thể được hiểu là việc “người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác với công việc đã thoả thuận trong hợp đồng lao động trong trường hợp nhất định phù hợp với quy định của pháp luật”.
Khi nào được ban hành quyết định điều chuyển từ công ty này sang công ty khác?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động được quyết định điều chuyển từ công ty này sang công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Điều chuyển do gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm
+ Thiên tai ở đây được hiểu là hiện tượng bất thường về tự nhiên có thể gây thiệt hại cho con người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội như bão, lũ, lốc, sạt lở đất, động đất, sóng thần,…
+ Còn hoả hoạn là những trường hợp cháy nhà, cháy công trình xây dựng, nổ khí ga, sét đánh gây cháy,…
+ Dịch bệnh nguy hiểm là hiện tượng bệnh đó có tính truyền nhiễm mạnh, nếu không khắc phục sẽ có khả năng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Ví dụ như dịch bệnh covid-19.
Trường hợp 2: Điều chuyển do áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể là các trường hợp như doanh nghiệp tổ chức kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; xây dựng kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hay nâng cao lượng thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động; chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Trường hợp 3: Điều chuyển do sự cố điện, nước
Sự cố điện, nước là trường hợp toà nhà, văn phòng, công trình xây dựng hay nhà máy,… của doanh nghiệp bị chập mạch điện, chập cháy điện, chập cháy do tia sét dẫn đến mất điện; nguồn nước bị nhiễm độc, vỡ ống dẫn nước, mất nước,… mà để khắc phục tình trạng này cần phải mất một thời gian dài và phải điều chuyển người lao động tạm thời làm công việc khác mới có thể khắc phục được.
Trường hợp 4: Điều chuyển do nhu cầu sản xuất, kinh doanh
Ví dụ như doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp chuyển đổi địa điểm hoạt động; tổ chức lại doanh nghiệp; sắp xếp lại nguồn nhân lực; hay xây dựng lại công trình, văn phòng; cải tạo lại cơ sở vật chất trong doanh nghiệp;…
Riêng đối với trường hợp này, pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy lao động. Khi đó, người sử dụng lao động mới được phép điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Như vậy, có thể thấy dù pháp luật cho phép người sử dụng lao động được quyền điều chuyển lao động tạm thời nhưng lý do và căn cứ để điều chuyển phải phù hợp và đúng với quy định của pháp luật thì khi đó mới được điều chuyển.
Quyết định điều chuyển từ công ty này sang công ty khác có thời hạn tối đa là bao lâu?
Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định thời hạn điều chuyển NLĐ như sau:
– Doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
– Trường hợp doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
– Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, mà doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại vị trí mới thì doanh nghiệp phải có sự đồng ý của người lao động.
– Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại vị trí mới mà người lao động vẫn muốn tiếp tục làm công việc cũ thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này. Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu doanh nghiệp không bố trí công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc như đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Quyết định điều chuyển từ công ty này sang công ty khác có thời hạn tối đa là 60 ngày, nếu doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
Quyền lợi của người lao động khi điều chuyển lao động tạm thời năm 2022
Tiền lương của người lao động khi điều chuyển lao động
Theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới.
– Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Lưu ý: Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.
Quyền lợi của người lao động khi không đồng ý điều chuyển lao động
Theo quy định, đối với trường hợp điều chuyển lao động, khi người sử dụng lao động đáp ứng đủ những điều kiện về điều chuyển lao động thì người lao động vẫn phải làm công việc mới do người sử dụng lao động điều chuyển.
Chỉ trong trường hợp người sử dụng lao động điều chuyển nhưng thời hạn làm tạm thời này là quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì người lao động hoàn toàn có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với việc điều chuyển tương ứng với thời hạn này.
Nếu đồng ý thì người lao động sẽ thể hiện việc đồng ý bằng văn bản và vẫn sẽ được hưởng những quyền lợi theo quy định của pháp luật. Còn trong trường hợp người lao động không đồng ý với việc điều chuyển và phải ngừng việc thì người sử dụng lao động sẽ trả lương ngừng việc cho người lao động
Xử phạt vi phạm quyết định điều chuyển từ công ty này sang công ty khác như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, các mức xử phạt người sử dụng lao động khi có hành vi điều chuyển người lao động trái pháp luật quy định như sau:
Mức phạt hành chính
– Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng trong trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng:
+ Không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc; hoặc
+ Không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
– Phạt tiền từ 3.000.000 – 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019;
+ Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động trong trường hợp điều chuyển NLĐ đến địa điểm khác;
– Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết trong trường hợp điều chuyển NLĐ làm công việc khác.
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật có bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam không?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Quy định về “Quyết định điều chuyển từ công ty này sang công ty khác″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; giá thuê dịch vụ thám tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Nội dung thông báo phải bao gồm :
– Thời hạn làm tạm thời của người lao động;
– Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Theo quy định, khi người sử dụng lao động đáp ứng đủ những điều kiện về điều chuyển lao động thì người lao động vẫn phải làm công việc mới do người sử dụng lao động điều chuyển. Chỉ trong thời gian người lao động làm công việc điều chuyển là quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì người lao động mới có quyền từ chối việc điều chuyển.