Quyết định chuyển ngạch công chức mới 2024

28/12/2023
Mẫu đơn đề nghị cấp quyết định chuyển ngạch công chức
294
Views

Chuyển ngạch là việc bổ nhiệm một công chức có cấp bậc ở bộ phận chuyên môn nhất định sang chuyển cấp bậc ở bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác có cùng bậc chuyên môn, nghiệp vụ. Việc điều động công chức phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với hạng thuyên chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Vậy theo quy định hiện nay thì mẫu đơn để nghị cấp quyết định chuyển ngạch công chức có nội dung như thế nào? Cùng Tìm hiểu qua bài viết sau đây của Luật sư 247 nhé!

Quy định về chuyển ngạch công chức

Mục đích của việc đề nghị chuyển ngạch công chức, viên chức đó là khi công chức, viên chức muốn thay đổi chức vụ thì làm đơn đề nghị điều động và gửi cơ quan có thẩm quyền điều động. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu, xử lý và quyết định chuyển ngạch công chức, viên chức.

Căn cứ theo điều 43 Luật cán bộ Công chức thì chuyển ngạch công chức được quy định như sau:

Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp. Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.

Điều 43 Luật cán bộ công chức được hướng dẫn bởi điều 29 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020 như sau:

Việc chuyển ngạch được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp.

– Ngạch công chức bao gồm:

+ Chuyên viên cao cấp và tương đương;

+ Chuyên viên chính và tương đương;

+ Chuyên viên và tương đương;

+ Cán sự và tương đương;.

+ Nhân viên.

+ Ngạch khác theo quy định của Chính phủ

– Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;

+ Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.     

– Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;

+ Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;

+ Công chức chuyển sang ngạch tương đương.

Quyền của công chức

Quyền của công chức theo Điều 11, 12, 13 và Điều 14 Luật Cán bộ, công chức 2008 cụ thể như sau:

* Quyền của công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ:

– Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

– Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

– Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

– Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

* Quyền của công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

– Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. 

Công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

* Quyền của công chức về nghỉ ngơi:

Công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. 

Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Mẫu đơn đề nghị cấp quyết định chuyển ngạch công chức

* Các quyền khác của cán bộ, công chức:

Công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

Nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Mẫu đơn đề nghị cấp quyết định chuyển ngạch công chức

Công chức là công dân Việt Nam mà thông qua quá trình tuyển dụng hay bổ nhiệm để giữa các chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm tại các cơ quan. Khi đó thì mỗi công chức sẽ giữ một chức danh chức vụ tại một ngạch khác nhau. Tuy nhiên pháp luật hiện hành cũng đã cho phép công chức chuyển ngạch trong một số trường hợp nhất định.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NGẠCH

Từ ngạch:  ……….. lên ngạch:………….

Kính gửi:………

Tên tôi là: ……………………..

Ngày sinh:………………………..

Trình độ chuyên môn đào tạo:

Đang xếp ngạch: ……… Thời gian xếp ngạch:………

Hệ số lương hiện hưởng:…………Thời gian xếp:…………

Chức vụ hiện nay:…………..

Sau khi nghiên cứu điều kiện xét chuyển ngạch tại Văn bản số……… ngày …. tháng ……. năm …….. của ……………..Tôi thấy bản thân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng ngạch và những công việc tôi đang đảm nhận đã có những phần việc theo quy định của ngạch ………..

Tôi làm đơn này kính đề nghị nhà trường xem xét cho tôi được chuyển ngạch.

Tôi xin gửi kèm theo đơn này là hồ sơ xét chuyển ngạch gồm:

1. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu về trình độ của ngạch cần chuyển (có chứng thực của nhà nước).

2. Bản sao quyết định tuyển dụng (có chứng thực của nhà nước)

3. Bản sao quyết định lương hiện hưởng (có chứng thực của nhà nước).

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mời bạn tham khảo và tải xuống Mẫu đơn đề nghị cấp quyết định chuyển ngạch công chức bản word dưới đây của chúng tôi

Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp quyết định chuyển ngạch công chức

Mẫu đơn đề nghị cấp quyết định chuyển ngạch công chức là một văn bản được sử dụng khá là phổ biến đối với cán bộ công chức viên chức. Tuy nhiên thì làm thế nào để có thể viết đơn đề nghị chuyển ngạch một cách chính xác và đáp ứng yêu cầu thì cần lưu ý đến một số điểm sau:

Về mặt hình thức thì đơn đề nghị chuyển ngạch cần được trình bày trên khổ giấy A4, trình bày ngắn gọn, sạch sẽ, đúng thể thức của một văn bản hành chính. Đơn xin chuyển ngạch cán bộ công chức cần được trình bày cụ thể, không quá dài dòng. Tránh tình trạng viết nhiều, lan man, sai chính tả.

Về mặt nội dung thì đơn đề nghị chuyển ngạch cần trình bày một cách cụ thể và chính xác các thông tin cần thiết như là thông tin cá nhân( tên, ngày sinh, trình độ chuyên môn đào tạo, đang xếp gạch, thời gian, hệ số lương và chức vụ hiện nay là gì), lý do chuyển ngạch và đề nghị chuyền ngạch có kèm theo các giấy tờ hồ sơ chuyển ngạch.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn đề nghị cấp quyết định chuyển ngạch công chức” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đổi tên đệm trong giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Để chuyển ngạch công chức cần đáp ứng điều kiện gì?

Điều kiện chuyển ngạch công chức
Việc chuyển ngạch được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp.

Thủ tục chuyển ngạch công chức viên chức như thế nào?


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển ngạch công chức viên chức.
Bước 2: Thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch
Điều 1 – Nghị định số 161/2018/ND-CP thì hội đồng kiểm tra sát hạch bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng: người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.
Phó Chủ tịch Hội đồng: người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức.
Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng: công chức của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức
Các ủy viên khác: đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng
Bước 3: Xem xét hồ sơ chuyển ngạch công chức viên chức.
Bước 4: Ra quyết định chuyển ngạch công chức viên chức.
Căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.