Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2019. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 435/QĐ-VKSTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành: | 26/09/2019 | Ngày hiệu lực: | 26/09/2019 |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản theo Quyết định 435/QĐ-VKSTC
Ngày 26/9/2019, VKSNDTC ban hành Quyết định 435/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản.
Theo đó, công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản bắt đầu từ khi:
- VKS nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn (nếu có); hoặc
- VKS nhận được thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định giải quyết phá sản của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kiến nghị, kháng nghị, đề nghị xem xét lại.
Cụ thể, trong trường hợp kiểm sát việc giải quyết phá sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì việc kiểm sát việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
- Khi nhận được Thông báo thụ lý đơn, công chức phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Công chức kiểm sát thời hạn gửi, đối tượng được gửi thông báo thụ lý đơn; tư cách pháp lý của người nộp đơn; thẩm quyền, thủ tục thụ lý đơn.
- Nếu phát hiện có vi phạm thì tập hợp và báo cáo Lãnh đạo VKS thực hiện quyền kiến nghị.
Xem trước và tải xuống Quyết định 435/QĐ-VKSTC
Mời bạn xem thêm bài viết:
Câu hỏi thường gặp
Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản (sau đây gọi chung là công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản) là một lĩnh vực công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.
Đối tượng của công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản là việc tuân theo pháp luật của người tiến hành thủ tục phá sản (trừ Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên), người tham gia thủ tục phá sản trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật.
Công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (nếu có) hoặc từ khi nhận được thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định giải quyết phá sản của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kiến nghị, kháng nghị, đề nghị xem xét lại theo quy định của Luật Phá sản.