Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

27/12/2021
Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân
1011
Views

Chào luật sư, tôi dự định thành lập công ty. Qua tìm hiểu thì tôi thấy loại hình doanh nghiệp tư nhân khá phù hợp với tôi. Nhưng tôi đang khá băn khoăn. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân; và những quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân; để tôi nắm rõ được không? Mong nhận được tư vấn của luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin phép được tư vấn bằng bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định khái niệm doanh nghiệp tư nhân như sau:

Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp là cá nhân, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân; việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020; doanh nghiệp tư nhân có một số đặc điểm sau:

Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân thành lập và làm chủ

Chủ doanh nghiệp là cá nhân, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân; việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp Tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.

Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Vốn đầu tư là của chủ doanh nghiệp tư nhân

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

  • Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh.
  • Tự chủ hoạt động kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành; nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh.
  • Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Chủ động tìm kiếm thị trường; khách hàng và kí kết hợp đồng.
  • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
  • Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năn cạnh tranh.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có quyền giải thể doanh nghiệp.
  • Từ chối yêu cầu cung cáp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
  • Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản riêng nên quyền chiếm hữu; sử dụng; định đoạt tài sản của doanh nghiệp và quyền quyết định sử dụng lợi nhuận thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Quyền chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân

  • Đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh khi kinh doanh nhàng, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định; bảo đảm duy trì điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt hoạt động kinh doanh.
  • Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác; đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thông kê.
  • Kê khai thuê, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động
  • Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng kí doanh nghiệp; đăng kí thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp,…
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp; các báo cáo khác.
  • Tuân thủ quy định pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên,môi trường,…
  • Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ”Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Một cá nhân thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân trên các địa bàn khác nhau có được không?

Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Do đó, trường hợp một cá nhân thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân trên các địa bàn khác nhau là không vi phạm, không đúng với quy định của pháp luật

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên doanh nghiệp;
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Vốn điều lệ;
+ Thông tin đăng ký thuế;
+ Số lượng lao động dự kiến;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Tại sao Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?

– Xét các yếu tố để đảm bảo một tổ chức là pháp nhân, chúng ta cùng đối chiếu:
– Xét về điều kiện “được thành lập theo quy định của pháp luật”
– Xét về điều kiện cơ cấu tổ chức
– Xét về tính độc lập của tài sản và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.