Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ và bên mang thai hộ theo quy định?

27/11/2021
Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ và bên mang thai hộ theo quy định?
600
Views

Chào Luật sư, vì một số lý do sức khỏe nên vợ chồng tôi không thể mang thai tự nhiên được. Do đó, chúng tôi muốn nhờ người mang thai hộ; Cả hai bên đã đồng ý về mức tiền hỗ trợ trong thời kỳ mang thai và một số khoản trợ cấp khác. Tuy nhiên, chúng tôi đều chưa nắm được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên nhờ và bên mang thai hộ. Trong quá trình bên nhận mang thai hộ không thực hiện đúng những thỏa thuận đề ra trước đó; thì chúng tôi phải giải quyết như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp chúng tôi về vấn đề này. Xin chân thành ảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Theo quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: ” Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện; không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai; và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm; sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Đối với bên nhờ mang thai hộ

  • Bên nhờ mang thai hộ phải là vợ chồng hợp pháp: Bên nhờ mang thai hộ chỉ đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể: hai bên đăng ký kết hôn đúng theo quy định, tuân thủ về điều kiện kết hôn; vi phạm điều kiện kết hôn nhưng được tòa án công nhận quan hệ hôn nhân; nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987; nhưng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn.
  • Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền; về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Điều kiện này nhằm xác định việc mang thai hộ là giải pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác.
  • Vợ chồng đang không có con chung: điều kiện này dẫn đến cách hiểu rằng; nếu vợ, chồng đã có con riêng nhưng đang không có con chung vẫn thuộc trường hợp được nhờ mang thai hộ. Tuy nhiên, nếu vợ, chồng không có con riêng; nhưng có con chung nhưng con chung đã cho người khác nhận nuôi; con chung mắc các bệnh đặc biệt,…thì không thuộc diện được nhờ mang thai hộ.
  • Được tư vấn pháp lý, ý tế, tâm lý: Đây là quy định đặc biệt cần thiết; cặp vợ chồng có thể hình dung ra toàn bộ quá trình mang thai hộ; những vấn đè phát sinh xung quanh việc mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ của mình trong việc mang thai hộ,…
  • Người chồng có tinh trùng; người vợ có noãn được xác định là đảm bảo chất lượng để kết hợp thụ tinh. Điều kiện này nhằm đảm bảo đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ phải là đứa con ruột thịt của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

Đối với bên mang thai hộ

  • Là người thân thích cùng hàng với bên vợ; hoặc chồng nhờ mang thai hộ. Người mang thai hộ có thể là chị em gái ruột; chị em gái họ hoặc chị em dâu,…Điều kiện này nhằm đảm bảo mục đích nhân đạo của việc mang thai hộ có thể được thực hiện nghiêm túc nhất.
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Điều kiện này nhằm đảm bảo sự an toàn nhất về sức khỏe cho người mang thai hộ.
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền; xác định khả năng mang thai hộ. Điều kiện này nhằm đảm bảo sự an toàn nhất về sức khỏe cho người mang thai hộ; cho thai nhi, cho trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ.
  • Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Điều kiện này giúp cho người mang thai hộ cân nhắc việc có nên thực hiện mang thai hộ cho người khác hay không.

Điều kiện về ý chí của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ

  • Điều kiện về ý chí của các bên trong việc nhờ mang thai hộ là điều kiện tiên quyết; có vai trò quan trọng, quyết định việc mang thai hộ được thực hiện một cách tốt nhất.
  • Đảm bảo sự tự nguyện giữa người mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ về việc mang thai hộ. Nếu người mang thai hộ đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp; thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.
  • Khi thực hiện mang thai hộ; bên nhờ mang thai hộ. bên mang thai hộ và các chủ thể khác có liên quan; phải tuân thủ các quy định về sinh con theo phương pháp khoa học do pháp luật quy định.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ

Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; được quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:

  • Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
  • Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con; phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
  • Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
  • Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ

Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; được quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:

  • Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản; chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
  • Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám; các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường; dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
  • Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động; và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày; thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày.
  • Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
  • Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Hệ quả phá lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

  • Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ; kể từ ngày con được sinh ra.
  • Như vậy, căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ dựa trên yếu tố huyết thống; thời kì hôn nhân của người nhờ mang thai hộ.

Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con và các thành viên khác.

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con; phát sinh từ thời điểm con được sinh ra. Trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết; thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật; đối với di sản thừa kế của bên nhờ mang thai hộ.
  • Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ; có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết; hoặc mất năng lực hành vi dân sự; thì bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ; thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và Bộ luật Dân sự năm 2015.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ và bên mang thai hộ theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng việc mang thai hộ?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 99 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ.

Cơ quan nào có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con về hộ tịch khi không có tranh chấp?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

Cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại 74 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận