Quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành

26/09/2022
Quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành?
383
Views

Tổ chức tín dụng hoạt động theo nguyên tắc pháp luật chung. Những nguyên tắc này hướng dẫn các hoạt động của mọi tổ chức. Do đó, mỗi tổ chức tín dụng có quyền độc lập, tự quyết định hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức tín dụng và không vi phạm các nguyên tắc chung đã đề ra. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định này qua bài viết “Quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành”.

Căn cứ pháp lý

Quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành

Đối với vấn đề này thì Ban biên tập căn cứ vào Điều 7 Luật các tổ chức tín dụng 2010 để trả lời cho bạn như sau:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.

Quyền tự chủ là quyền của các cá nhân, tổ chức được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đối với các tổ chức quyền tự chủ được thể hiện trong việc tổ chức đó tự quản lý, điều hành và kinh doanh độc lập, mà không chịu sự chi phối của bất kỳ chủ thể nào. Trong đó các tổ chức tín dụng cũng là pháp nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh, vì vậy, pháp luật cũng ghi nhận và bảo vệ quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định, nhằm cân bằng lợi ích xã hội cũng như đảm bảo việc thực hiện quyền của các chủ thể không xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể khác. Cụ thể quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng được thực hiện như sau:
Một là, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm là quyền năng cơ bản của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng. Dựa trên những quy định của pháp luật về các hoạt động kinh doanh, mỗi tổ chức được thành lập có quyền tự quyết định những phương án kinh doanh để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp mình. Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng bao gồm một số các nghiệp vụ phổ biến như: cấp tín dụng, nhận tiền gửi, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Mỗi nghiệp vụ có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, mà tùy thuộc vào từng loại hình tổ chức, chiến lược kinh doanh, mục tiêu hoạt động…mà mỗi tổ chức tín dụng có thể tùy ý lựa chọn những hoạt động mà pháp luật cho phép. 

Hai là, không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Can thiệp trái pháp luật là hành vi của cá nhân, tổ chức gây cản trở hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cố tình gây bất lợi cho hoạt động của các tổ chức, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo quy định này, thì việc can thiệp vào hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ bị cấm khi không có căn cứ pháp luật. Tức, trong một số trường hợp pháp luật cho phép cá nhân, pháp nhân có thể can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ba là, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ khác nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả. Từ thời điểm nhận được yêu cầu của khách hàng, các tổ chức tín dụng phải tiến hành phân tích khoản vay, điều kiện cho vay, năng lực của khách hàng.

Quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành?
Quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành?

Quyền hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?

Hiện nay, quyền hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010 với nội dung như sau:

Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật các tổ tín dụng 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.

Việc cung cấp thông tin trong hoạt động tín dụng được quy định như thế nào?

Hiện nay, việc cung cấp thông tin trong hoạt động tín dụng được quy định tại Điều 13 Luật các tổ chức tín dụng 2010 với nội dung như sau:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin cho chủ tài khoản về giao dịch và số dư trên tài khoản của chủ tài khoản theo thỏa thuận với chủ tài khoản.
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và được Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được trao đổi thông tin với nhau về hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy,… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng?

Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp pháp luật qui định.
Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngân hàng hợp tác xã, quĩ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đặc điểm tổ chức tín dụng?

Đối tượng kinh doanh của các tổ chức tín dụng : các tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu liên quan đến đối tượng là  tiền tệ. Trong thời buổi kinh tế phát triển như ngày nay thì đối tượng kinh doanh của các tổ chức tín dụng không chỉ dừng lại ở tiền tệ mà còn nhiều loại hình khác nữa.
Hoạt động kinh doanh đặc thù của tổ chức tín dụng: tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh đặc thù và chủ yếu đó là việc huy động vốn và sử dụng vốn sẵn có hoặc nguồn vốn huy động được.
Huy động vốn của tổ chức tín dụng là việc: nhận tiền gửi vay vốn ngân hàng nhà nước. Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Sử dụng vốn của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng  cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán cho đối tượng sử dụng vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.