Thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương?

26/09/2022
Thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương
240
Views

Tổ chức tín dụng trước khi thành lập và hoạt động phải có giấy phép thành lập và hoạt động. Sau khi có giấy phép kinh doanh, tổ chức tín dụng chính thức được thành lập và hoạt động, thực hiện các hoạt động ngân hàng được phép và đăng ký hợp pháp. Tuy nhiên, giấy phép có thể bị hủy bỏ trong quá trình hoạt động, do tổ chức tín dụng đó có vi phạm pháp luật hay không. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương?

Căn cứ pháp lý

Muốn hoạt động tổ chức tín dụng phải có những loại giấy phép nào?

Giấy phép của các tổ chức tín dụng bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, bên cạnh đó văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép là bộ phận không tách rời khỏi Giấy phép. Việc cấp Giấy phép cho các tổ chức tín dụng mới dự kiến thành lập, là sự công nhận của pháp luật về việc ra đời và hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng của tổ chức đó. Vì vậy, có thể hiểu, thu hồi Giấy phép là việc Nhà nước không tiếp tục công nhận tự tồn tại của tổ chức tín dụng, tước bỏ tư cách kinh doanh, hoạt động của tổ chức tín dụng đã đăng ký.

Thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương?

Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về các trường hợp thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng như sau:

Điều 28. Thu hồi Giấy phép

1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;

b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;

c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;

d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;

đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

e) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này

3. Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành.

4. Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng”

Thẩm quyền thu hồi Giấy phép

Thẩm quyền thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng thuộc về Ngân hàng Nhà nước. Vì Ngân hàng Nhà nước cũng là cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp Giấy phép thành lập và kinh doanh cho các tổ chức tín dụng. NHNN quy định của trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép đã cấp. Theo đó, quyết định thu hồi Giấy phép được NHNN công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương
Thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương

Các trường hợp thu hồi Giấy phép

Cũng như quy định về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh của các chủ thể kinh doanh khác, việc thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng diễn ra khi xảy ra các trường hợp nhất định do pháp luật quy định. Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành. Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy, tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép khi xảy ra 06 trường hợp sau:

Một là, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép. Để được NHNN cấp Giấy phép, trước hết các chủ thể dự kiến kinh doanh hoạt động ngân hàng phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nộp cho NHNN. Trong đó, hồ sơ phải chứa đựng đầy đủ, chính xác các thông tin là các điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định pháp luật như: vốn Điều lệ, người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát, Đề án thành lập, phương án kinh doanh…Các nội dung trong hồ sơ phải đảm bảo tính xác thực, không gian lận. Căn cứ vào các điều kiện này, NHNN đánh giá năng lực kinh doanh, hoạt động ngân hàng của các chủ thể, từ đó quyết định cấp Giấy phép hoặc không. Trường hợp, tổ chức tín dụng có gian lận trong việc cung cấp các thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thì bị NHNN thu hồi lại Giấy phép đã cấp. Việc gian lận thông tin là hành vi vi phạm pháp luật, tổ chức tín dụng đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật về tính trung thực, thiện chí khi tham gia giao dịch dân sự. Bên cạnh đó, việc gian lận thông tin đồng nghĩa với việc chủ thể không đáp ứng điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh. Do đó, việc thu hồi Giấy phép trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý.

Hai là, tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý. Theo nguyên tắc chung, việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý là những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, khi tổ chức lại doanh nghiệp, dẫn đến hậu quả pháp lý là làm thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi hình thức pháp lý, chấm dứt hoạt động của một tổ chức tín dụng, hoặc hình thành tổ chức tín dụng mới trên thị trường. Do đó, Giấy phép đã cấp tổ chức tín dụng ban đầu bị thu hồi và phải tiến hành cấp Giấy phép mới theo quy định pháp luật. Còn đối với việc giải thể, phá sản tổ chức tín dụng đều là hình thức tổ chức tín dụng không còn tồn tại trên thực tế, không tiếp tục thực hiện công việc kinh doanh của mình nữa. Khi đó, NHNN thu hồi lại Giấy phép và con dấu của tổ chức tín dụng. Giấy phép là căn cứ pháp lý chứng minh sự tồn tại hợp pháp và hoạt động của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đã không còn tồn tại thì Giấy phép phải được thu hồi theo quy định.

Ba là, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.  Việc hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật. Không phải tổ chức nào hoạt động ngân hàng cũng được kinh doanh những nghiệp vụ như nhau, tùy vào loại hình tổ chức mà pháp luật hạn chế tổ chức thực hiện một, hoặc một số hoạt động ngân hàng. Theo đó, chủ thể kinh doanh chỉ được thực hiện những hoạt động mà pháp luật cho phép, những hoạt động đó được ghi nhận trong Giấy phép. Việc hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép không chỉ là hành vi trái pháp luật mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của khách hàng cũng như toàn bộ hệ thống tín dụng. Vậy nên, khi các tổ chức hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép thì NHNN có quyền thu hồi Giấy phép của tổ chức vi phạm.

Bốn là, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ bảo đảm an toàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn tiền của khách hàng, và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, pháp luật quy định về việc dự trữ bắt buộc và đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, cũng như ổn định hệ thống tín dụng và nền kinh tế. Theo đó, pháp luật ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ đảm bảo an toàn dựa trên cơ sở phân tích thị trường và sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, bắt buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện. Việc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn có thể là hành vi gian dối của các tổ chức  tín dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ này, tỷ lệ dự trữ trên thực tế thấp hơn rất  nhiều so với quy định pháp luật. Dựa trên tầm quan trọng của chính sách dự trữ bắt buộc và đảm bảo an toàn mà NHNN phải sử dụng biện pháp mạnh khi tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm, đó là thu hồi Giấy phép đã cấp.

Năm là, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Cũng tương tự như trường hợp trên, phát triển an toàn, ổn định là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Vậy nên, tổ chức tín dụng nào không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toán trong hoạt động ngân hàng thi bị thu hồi lại Giấy phép theo quy định.

Sáu là, đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác có hoạt động ngân hàng là sự hiện diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Những tổ chức này kinh doanh, hoạt động dựa trên công ty mẹ tại nước ngoài. Vì vậy, công ty mẹ tại nước ngoài bị giải thể, pháp sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính  thu hồi giấy phép, là những trường hợp làm chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của tổ chức đó, thì những tổ chức con được thành lập và hoạt động tại Việt Nam cũng bị thu hồi Giấy phép hoạt động.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức tín dụng khi sáp nhập thì có bị thu hồi Giấy phép đã cấp trước đó không?

Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định như sau:
Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý.

Kế toán trưởng trong tổ chức tín dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện nào?

Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực và chuyên môn nghiệp vụ.
Căn cứ theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định cụ thể về điều kiện cấp Giấy phép thì tổ chức tín dụng chỉ được cấp giấy phép khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Quy định về vốn điều lệ, vốn được cấp thì vốn điều lệ , vốn được cấp tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định;
Quy định về chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.