Quyền tác giả bao gồm những loại quyền gì?

30/08/2021
Quyền tác giả bao gồm những loại quyền gì
970
Views

Hiện nay việc xâm phạm các quyền của tác phẩm, tác giả diễn ra rất phổ biến. Và nhiều nguời vẫn chưa có cách hiểu đúng đắn về các loại quyền n. Vậy, quyền tác giả bao gồm những loại quyền gì? Sau đây, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019

Nội dung tư vấn

Quyền tác giả là gì?

Theo quy định thì: Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này được phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã được công bố hoặc chưa công bố; đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký.

Quyền tác giả gồm những quyền gì?

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền như:

  • Đặt tên cho tác phẩm.
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.
  • Nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biên hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình.
  • Bảo vệ sử toàn vẹn của tác phẩm, không chó phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo. Gồm: đặt tên cho tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.

Ngược lại, chủ sở hữu có thể không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân như: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bạn đọc có thể tham khảo:

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bị xử phạt như thế nào?

Quyền tài sản

Quyền tác giả không chỉ có quyền nhân thân mà còn có quyền tài sản đối với tác phẩm của mình.

Trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì: được hưởng nhuận bút; hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; hưởng lợi ích vật chất khi cho người khác sử dụng tác phẩm của mình (như: xuất bản, tái bản, triển lãm, trưng bày, biều diễn, phát thành, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, cải biên, chuyển thể, cho thuê…); và được nhận giải thưởng đối với tác phẩm.

Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì: được hưởng nhuận bút; hưởng thù lao khi tác phẩm của mình được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm.

Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, biểu diễn, triển lãm, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, cải biên, chuyển thể…

Câu hỏi thường gặp

GCN đăng ký quyền tác giả bị mất có sao không?

Bạn yên tâm; vì nếu GCN đăng ký bị mất hoặc rách thì sẽ được cấp lại. Bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp về Cục bản quyền tác giả để được xem xét cấp lại GCN đăng ký quyền tác giả nhé.

Chuyển nhượng quyền tác giả là gì?

Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu của tác phẩm cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định.

Sao chép giáo trình có vi phạm quyền tác giả không?

Nếu bạn sao chép giáo trình với ý định để mua bán là vi phạm. Tuy nhiên, nếu bạn sao chép không quá 01 bản để phục vục ho việc nghiên cứu, học tập thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút và không vi phạm.

Đăng ký quyền tác giả cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

Bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả.
– Tuyên bố về tác giả và chủ sở hữu.
– Văn bản ủy quyền.
– Bản sao tác phẩm.
– CMND/CCCD/Hộ chiếu; hoặc đăng ký kinh doanh nếu là công ty.

Hi vọng bài viết “Quyền tác giả bao gồm những loại quyền gì?” hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả; hãy liên hệ với Luật sư 247; với số hotline: 0833.102.102.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận