Quyền phản tố là gì? Quy định về quyền phản tố trong tố tụng dân sự

17/11/2021
Quyền phản tố là gì? Quy định về quyền phản tố trong tố tụng dân sự
972
Views

Quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trong quá trình soạn thảo, Bộ luật đã được nghiên cứu để sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện. Cùng với việc kế thừa những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được áp dụng trong mười năm qua, Bộ luật TTDS 2015 đã sửa đổi; bổ sung nhiều quy định mới nhằm khắc phục những hạn chế của BLTTDS 2004 và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trong đó những thay đổi trong quy định về quyền phản tố và thực hiện quyền phản tố. Vậy Quyền phản tố là gì? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quyền phản tố là gì?

Quyền phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự; thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình; nhưng được xem xét; giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới.

Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có việc nguyên đơn kiện bị đơn và Toà án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn; sau đó bị đơn cũng cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và có đơn yêu cầu toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.

Chủ thể của quyền phản tố

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 200 BLTTDS, bị đơn được

“Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn; hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”.

Theo quy định này thì yêu cầu phản tố chỉ được thực hiện khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn.

Trong trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Toà án giải quyết như thế nào?

Giả sử khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, bị đơn được xác định có yêu cầu phản tố đã uỷ quyền cho người khác theo đúng thủ tục để tham gia tố tụng tại Toà án; và có toàn quyền thay mặt bị đơn quyết định các vấn đề có liên quan trong vụ án. Trong trường hợp này đã có rất nhiều Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền nhưng cũng có những Toà án không chấp nhận vì cho rằng để thực hiện yêu cầu phản tố bị đơn phải là người trực tiếp yêu cầu. Người đại diện theo ủy quyền không có quyền yêu cầu phản tố vì họ không phải là bị đơn mà chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn.

Nội dung của quyền phản tố

Yêu cầu phản tố chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

“a. Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b. Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần; hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c. Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.

Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hơn về điều khoản này; nhưng chúng ta có thể tham khảo quy định tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Thực hiện quyền phản tố

Thời điểm thực hiện quyền phản tố

So với quy định BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. BLTTDS năm 2015, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ được chấp nhận “trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra tra việc giao nộp; tiếp cận; công khai chứng cứ và hòa giải” (Khoản 3 Điều 200). Quy định này giúp cho việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn của Tòa án được chủ động và hợp lý hơn, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án.

Hình thức thực hiện của quyền phản tố

Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc; có nghĩa là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Toà án; sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn.

Thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tạm ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn được miễn án phí thì tính từ ngày Toà án nhận được đơn phản tố.

Bên cạnh những yếu tố về trình tự; thủ tục thì hậu quả pháp lý cũng thay đổi cơ bản nếu như bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố. Cụ thể, thay vì trước kia bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh cho ý kiến của mình thì bây giờ bị đơn phải chủ động trong việc chứng minh yêu cầu phản tố của mình.

Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện; nếu bị đơn không đưa ra yêu cầu phản tố thì Thẩm phán sẽ đình chỉ giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, nếu như bị đơn đã đưa ra yêu cầu phản tố thì vai trò của các bên sẽ thay đổi; bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và ngược lại; nguyên đơn lại trở thành bị đơn; vụ án vẫn tiếp tục được giải quyết.

Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc

Về trình tự; thủ tục thụ lý, giải quyết yêu cầu phản tố, theo Điều 178 BLTTDS thì thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của BLTTDS về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.

Hậu quả pháp lý của phản tố

Trường hợp yêu cầu phản tố không được chấp nhận:

Khoản 6 Điều 72 BLTTDS quy định: “Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác”. 

Như vậy, trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn không đủ các điều kiện quy định và từ đó; không được Tòa án chấp thuận thì bị đơn có quyền khởi kiện một vụ án khác đối với yêu cầu phản tố của mình.

Trường hợp yêu cầu phản tố được chấp nhận:

Trong trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận thì yêu cầu này được Tòa án xem xét giải quyết như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền; nghĩa vụ liên quan; tức bị đơn sẽ thực hiện các quyền; nghĩa vụ của mình tương tự như nguyên đơn với yêu cầu khởi kiện.

Giải quyết vấn đề

Để bảo vệ quyền lợi của mình trong tranh chấp dân sự, bị đơn có thể thực hiện quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan. Việc thực hiện quyền phản tố cần tuân thủ các quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Quyền phản tố là gì? Quy định về quyền phản tố trong tố tụng dân sự Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chứng cứ là gì?

Điều 86, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Chứng cứ là những gì có thật; được thu thập theo trình tự; thủ tục do Bộ luật này quy định; được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội; người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ỷ nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Kháng cáo là gì?

Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng; chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án; quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án; quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo có thể được thực hiện trong cả tố tụng hình sự; tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.

Các phương thức bảo vệ quyền dân sự

Khi quyền dân sự của cá nhân; pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này; luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan; tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận; tôn trọng; bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại.
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận