Hành vi nhặt được của rơi tống tiền chủ tài sản bị xử lý như thế nào?

18/11/2021
Hành vi nhặt được của rơi tống tiền chủ tài sản bị xử lý như thế nào
871
Views

X là nhân viên dọn vệ sinh tại các văn phòng trên địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Sáng ngày 22/9/2021, X đến tòa nhà Charmvit Tower (số 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa) để làm việc thì phát hiện 1 chiếc balo để trên vỉa hè, sát tường rào đối diện chung cư N05. X mở balo ra thì thấy bên trong có nhiều tài sản nên đã mang về phòng trọ để cất giấu. Sau khi kiểm tra chiếc balo, X thấy một giấy đi đường có ghi tên và số điện thoại của chủ nhân chiếc balo; nên đã liên lạc đòi chuộc với số tiền 10 triệu đồng. Lo sợ mất tài sản và muốn lấy lại giấy tờ nên chủ nhân của chiếc balo đã chuyển 10 triệu đồng cho X. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền; X vẫn không trả lại tài sản cho người bị mất. Vậy hành vi nhặt được của rơi tống tiền chủ tài sản bị xử lý như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hành vi tống tiền người khác là một hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi này, các đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Hành vi tống tiền người khác là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực; hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy

Hành vi tống tiền là gì?

Hành vi tống tiền là những hành vi sử dụng các phương tiện; cách thức khác nhau để uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản; hoặc bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội. 

Các hành vi đe dọa tống tiền thường gặp như: sử dụng clip nóng, hình ảnh nhạy cảm, giữ đồ vật quan trọng,… của người bị tống tiền; để bắt người đó phải làm một việc hoặc giao một khoản tiền, một tài sản…

Cấu thành tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản

Về chủ thể của tội phạm

Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, có đầy đủ nhận thức về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và có khả năng điều khiển hành vi.

Về độ tuổi :

  • Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự
  • Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân); nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản. 

Mặt chủ quan của tội phạm

Là trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ.

+ Lỗi ở đây được xác định là lỗi cố ý. Chủ thể thực hiện hành động quay clip nóng có thể lường trước được hậu quả xảy ra, biết được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác.

+ Mục đích là chiếm đoạt tài sản của người khác.

Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi khách quan:

  • Có hành vi đe dọa dùng vũ lực: là hành vi của người phạm tội đe dọa người khác; bằng việc thực hiện một hành động vũ lực nhất định như đe dọa đánh, đập… tuy nhiên hành vi này chỉ dừng lại ở việc đe dọa; để khống chế người bị hại đưa tài sản chứ không phải dùng vũ lực trực tiếp.
  • Có hành vi dùng thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người khác; là hành vi dùng thủ đoạn gây áp lực lớn đến tinh thần người bị hại; làm ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của người khác; để cưỡng đoạt tài sản một cách bất chính của người phạm tội.

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức; và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên; chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Hậu quả: Đe dọa đến quyền sở hữu và nhân thân của người bị hại

Hành vi nhặt được của rơi tống tiền chủ tài sản bị xử lý như thế nào?

Hành vi tống tiền của X nhằm cưỡng đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 170, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

Tội này có các khung hình phạt như sau:

Khung 1:

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Khung 2:

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai; người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

Khung 4:

Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:

Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Hình phạt bổ sung của hành vi tống tiền

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khi bị tống tiền cần phải làm gì?

Khi nhận thấy người khác thực hiện hành vi tống tiền; người bị hại cần đến nộp đơn tố cáo; đến cơ quan công an điều tra địa phương nơi có tội phạm cư trú.

  • Hồ sơ tố cáo bao gồm:

+ Đơn tố cáo và đề nghị khởi tố gửi đến Viện kiểm sát nhân dân

+ Các bằng chứng, chứng cứ chứng kèm theo.

  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày; kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra; xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án Hình sư.
  • Tiến hành điều tra: Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
  • Thời hạn xét xử: Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng; 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 

Giải quyết tình huống

Trong trường hợp này, cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra về vụ việc trên. Căn cứ vào những hành vi vi phạm mà đối tượng đã thực hiện cũng như các tình tiết đã được cập nhật; đối tượng X có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh cưỡng đoạt tài sản. Với tội danh này, mức án thấp nhất sẽ là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi nhặt được của rơi tống tiền chủ tài sản bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác là gì?

Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó. Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe doạ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ hoặc doạ gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội khác như các mối quan hệ kinh doanh

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Trộm chó bị xử phạt như thế nào?

+ Nếu giá trị của tài sản bị trộm cắp dưới 02 triệu đồng, chưa bị xử lý hành chính về hành vi trộm cắp tài sản, chưa bị kết án về một trong các tội chiếm đoạt tài sản thì bị phạt hành chính. Theo a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
+ Nếu tài sản trên 02 triệu có thể phạt tù theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời