Quyền khai thác khoáng sản có được đem ra đấu giá tài sản?

30/08/2022
Quyền khai thác khoáng sản có được đem ra đấu giá tài sản không?
398
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Phan Hoàng, tôi hiện đang sở hữu một mỏ than ở Quảng Ninh. Tôi dự định sẽ tổ chức đấu giá mỏ than này cho người khác khai thác. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc quyền khai thác khoáng sản có được đem ra đấu giá tài sản hay không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Quyền khai thác khoáng sản có được đem ra đấu giá tài sản?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Người trúng đấu giá có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Theo Điều 48 Luật đấu giá tài sản 2016 quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá như sau:

1. Người trúng đấu giá có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;

b) Được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;

c) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;

d) Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.

2. Người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:

a) Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;

b) Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;

c) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người trúng đấu giá sẽ có quyền và nghĩa vụ theo quy định như trên.

Quyền khai thác khoáng sản có được đem ra đấu giá tài sản không?

Căn cứ Điều 4 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về tài sản đấu giá như sau:

1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;

c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;

k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;

o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

Như vậy, tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản vẫn được đem ra đấu giá.

Quyền khai thác khoáng sản có được đem ra đấu giá tài sản?
Quyền khai thác khoáng sản có được đem ra đấu giá tài sản?

Giá khởi điểm của tài sản đấu giá là quyền khai thác khoáng sản được xác định ra sao?

Theo Điều 8 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá như sau:

1. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:

a) Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;

b) Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.

2. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:

a) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;

b) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.

3. Tài sản đấu giá được giám định theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người tham gia đấu giá và được sự đồng ý của người có tài sản đấu giá. Trình tự, thủ tục giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu thanh toán chi phí giám định.

Theo đó, giá khởi điểm của tài sản đấu giá là quyền khai thác khoáng sản được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quyền khai thác khoáng sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Quyền khai thác khoáng sản có được đem ra đấu giá tài sản?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: hạch toán thuế độc lập, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở đâu?

Căn cứ tại Điều 78. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện ở các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
2. Chính phủ quy định tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.

Nội quy phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản gồm những gì?

Thứ nhất, trước khi tiến hành phiên đấu giá, người tham gia đấu giá phải xuất trình Hội đồng đấu giá hoặc tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp giấy giới thiệu tư cách của tổ chức được tham gia phiên đấu giá; xuất trình giấy chứng minh nhân dân và giấy biên nhận đã nộp phí tham gia đấu giá; tiền đặt trước hoặc giấy bảo lãnh dự đấu giá.
Thứ hai, một tổ chức tham gia đấu giá chỉ được cử không quá 03 người tham gia phiên đấu giá, trong đó có 01 người đại diện được phát giá.
Thứ ba, trong thời gian diễn ra phiên đấu giá, người tham gia đấu giá phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Chỉ được trao đổi trong nội bộ tổ chức của mình về các thông tin liên quan mà không được trao đổi với tổ chức, cá nhân khác;
b) Không sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc trong suốt quá trình diễn ra phiên đấu giá;
c) Không có hành vi gây mất trật tự, cản trở, phá rối phiên đấu giá, hoặc vi phạm quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cùng tham gia phiên đấu giá;
d) Không mua chuộc nhằm loại trừ người tham gia đấu giá khác hoặc cấu kết, thông đồng để dìm giá.
Trường hợp người tham gia đấu giá vi phạm một trong các quy định, Chủ tịch Hội đồng đấu giá hoặc người điều hành phiên đấu giá có quyền tạm ngưng phiên đấu giá, lập biên bản xử lý và chỉ tiếp tục phiên đấu giá sau khi hành vi vi phạm đã được xử lý theo quy định.

Hình thức trả giá trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản?

+ Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC trong vòng đấu giá đầu, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải trả giá thấp nhất bằng giá khởi điểm phiên đấu giá cộng với số nguyên lần bước giá (1, 2,…, n lần).
+ Trường hợp phải tổ chức vòng đấu giá tiếp theo, giá khởi điểm là giá được trả cao nhất của vòng đấu trước liền kề. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá trả thấp nhất phải bằng giá khởi điểm vòng đấu cộng số nguyên lần bước giá.
+ Phiếu trả giá có giá trị không đúng quy định về hình thức trả giá được coi là không hợp lệ.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.